Bố mẹ không giáo dục cách chơi, con dễ gặp họa

Các bậc phụ huynh nên giáo dục trẻ (đã hiểu) biết tác hại của các vật nhọn và ngăn các em khi thấy các em chơi đùa với các vật dùng này để tránh tình trạng đâm vào mắt gây hỏng mắt…

Ảnh minh họa.

Cháu Nguyễn Huy Tuấn (5 tuổi ở Hưng Yên) nhập viện cấp cứu trong tình trạng mắt trái sưng húp, không nhìn thấy gì. Nguyên nhân là do kiếm nhựa đâm vào mắt trong khi bé “đấu kiếm” cùng bạn bè.

Kết quả bé bị rách hết đường kính phần tròng đen kéo xuống củng mạc (tròng trắng), rách nông da mi trên và trong mắt có tụ máu bầm. Thủy tinh thể áp sát vào mặt sau giác mạc, chất dịch lan ra khắp nơi trong mắt gây tăng áp và viêm màng bồ đào.

Bé đã phát phẫu thuật khâu bảo tồn giác mạc và củng mạc, đồng thời bơm hơi tái tạo tiền phòng (mặt trước của mắt), bơm kháng sinh và mổ lấy thuỷ tinh thể….

Lời bàn: Tình trạng trẻ bị các vật nhọn như kim, kéo, dao, cây sắt, bút chì, mũi tên hoặc kiếm nhựa…đâm vào mắt là khá phổ biến.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên giáo dục trẻ (đã hiểu) biết tác hại của các vật nhọn và ngăn các em khi thấy các em chơi đùa với các vật dùng này. Với trẻ nhỏ, cần để những vật sắt nhọn ngoài tầm với của trẻ.

Trong trường hợp bị vật nhọn làm tổn thương mắt, cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện chuyên khoa để xử lý, bởi có nhiều trường hợp tổn thương tuy không nghiêm trọng nhưng do phụ huynh cứ để bé ở nhà nên khi đến bệnh viện thì không thể cứu vì mắt bị nhiễm trùng quá nặng.

BS Nguyễn Thắng

(Bệnh viện Mắt T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top