Cao Xuân Dục và quan điểm chiến lược về giáo dục

Trong thời gian từ năm 1891 đến khi nghỉ hưu năm 1913, nhà văn hóa Cao Xuân Dục đã sáng và tham gia biên soạn khối lượng trước tác lớn để lại cho chúng ta ngày này trên 40 tác phẩm có giá trị lớn về các lĩnh vực địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục, luật pháp…

Cụ Cao Xuân Dục và công sứ Lenormand.

Khơi mở dân trí bằng học thuật

Trong số lượng trước tác khổng lồ mà nhà văn hóa Cao Xuân Dục đã để lại cho chúng ta có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như Quốc triều toát yếu, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện nhị tập, Quốc triều khoa bảng lục, Quốc triều Hương khoa lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Đại Nam dư địa chí ước biên… Trong những công trình đó, vấn đề văn hóa giáo dục, đào tạo là nơi trăn trở lớn nhất của vị học quan này.

Cao Xuân Dục luôn có ý thức và tầm nhìn trong việc duy trì và phát triển nền giáo dục nước nhà giữa buổi giao thời. Ông cũng rất ý thức về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nền văn hóa văn minh, “muốn khơi mở dân trí trước hết phải bằng con đường học thuật thì anh tài từ đó mới trở thành tốt đẹp”.

Theo ông “giáo dục là phương châm cho tự đạo” là cái không thể có được bằng tạm thời, ăn xổi mà phải trông chờ to tát lâu xa” cho nên muốn phát triển giáo dục cần chú trọng các vấn đề chủ yếu:

1- Chỉnh đốn học thuật không chỉ chuộng ý nghĩa văn chương mà còn phải hiểu biết về cách vật, không chỉ dạy chữ Nho và chữ Tây mà còn phải dạy tăng thêm chữ quốc ngữ.

2- Dự trù kinh phí cho giáo dục, tăng thêm kinh phí cho việc xây dựng trường học, lập thư viện, tăng thêm học bổng cho sinh viên, mua thêm sách mới, cấp lương cho giáo viên.

3- Tuyển chọn thầy giáo, giáo viên phải qua trường sư phạm, phải am hiểu tiếng Pháp và tiếng quốc ngữ. Thầy giáo có tốt, có giỏi thì mới đào tạo ra người tốt người giỏi được.

4- Việc dạy và học phải quy định rõ chương trình, có kiểm tra sát hạch, có khen thưởng để khuyến khích, kỷ luật để răn đe.

Người đưa ra phương châm giáo dục tiên tiến

Phương châm giáo dục của Cao Xuân Dục là “Mưu lợi ích mười năm không gì bằng trồng cây, vì lợi ích trăm năm không gì bằng trồng người” (Cao Xuân Dục- Long cương văn tập).

Những triết lý quan điểm trên “thể hiện trình độ Nho học sâu sắc uyên thâm, năng lực sử dụng kho tàng kiến thức của đạo Khổng  thông qua những tư tưởng và điển cố lấy từ cổ tịch Thi, Thư được trích dẫn dày đặc nhưng rất chuẩn xác, đúng chỗ” của Cao Xuân Dục.

Chính vì lẽ đó mà vua Duy Tân đã sắc phong ông làm Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc Tử Giám (năm 1907) rồi Thượng thư bộ Học tương đương chức Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo thời nay.

Con đường sự nghiệp của Cao Xuân Dục bắt đầu từ chức quan nhỏ, nhưng với những cố gắng, tận tâm với tinh thần trách nhiệm Cao Xuân Dục đã đạt tới đỉnh cao của người làm quan- Đông các Đại học sĩ (một trong tứ trụ địa thần).

Cùng với sự nghiệp quan trường, Cao Xuân Dục cũng để lại cho đời sau hàng loạt các công trình đồ sộ, có giá trị lớn về học thuật. Chỉ riêng những kế sách, chủ trương mang tầm nhìn chiến lược của ông liên quan tới lĩnh vực giáo dục đào tạo đáng để cho chúng ta suy ngẫm về nền giáo dục- đào tạo hiện nay của nước nhà “Muốn khơi dân trí trước

Dương Tuấn

Theo Đời sống
back to top