Rượu tắc kè
Muốn rượu có công hiệu phải ngâm tắc kè còn nguyên đuôi, nếu có cả con đực và con cái đang dính chặt với nhau thì càng tốt. Tắc kè vị mặn, tính bình, hơi độc, công dụng hư lao, ho lao, ho ra máu, hen suyễn, tiêu khát (tiểu đường), suy nhược thần kinh, liệt dương, di mộng tinh, suy giảm khả năng tình dục…
Khi dùng bỏ mắt và kỳ trên sống lưng, tẩm rượu nướng khô mới dùng. Khi ngâm tắc kè bao giờ người ta cũng ngâm thêm với một số vị thuốc khác như nhân sâm, hạnh nhân, phục linh. Ngâm càng lâu càng tốt.
Đuôi lợn hầm thuốc Bắc.
Cháo thận bò nấu dương khởi thạch
Thận bò 1 quả, dương khởi thạch 30g, gạo tẻ ngon 50g, gia vị, nước đủ dùng. Gạo vo sạch, thận bò rửa sạch, thái miếng nhỏ. Cho dương khởi thạch vào túi vải, buộc kín, đổ nước sắc trong vòng 2 tiếng. Cho gạo tẻ đã vo sạch vào nước thuốc hầm tới khi thành cháo rồi cho thận bò vào hầm tiếp khoảng 30 phút, nêm gia vị vào là dùng được. Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương.
Chim trích hầm đông trùng hạ thảo
Chim chích 12g, đông trùng hạ thảo 6g, gừng tươi, gia vị đủ dùng. Chim chích làm lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng. Đông trùng hạ thảo ngâm vào nước khoảng 30 phút. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi, hầm khoảng 2 giờ tới khi thịt chim chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Khi ăn, ăn cả nước lẫn cái. Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương, những người phế nhiệt ho ra máu, có biểu tà không nên dùng.
Đuôi lợn hầm thuốc Bắc
Đuôi lợn 2 cái, kim anh tử 20g, đỗ trọng 25g, gia vị nước đủ dùng. Đuôi lợn làm sạch, chặt khúc, kim anh tử, đỗ trọng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước ninh tới khi đuôi lợn chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Khi ăn, ăn cả nước và cái. Món ăn có công dụng tráng dương, cố tinh.
Theo BS. Đào Minh Sơn – Sức khỏe và Đời sống