Thời tiết nắng nóng, oi bức... cần tránh 6 thói quen này

Thời tiết nóng oi bức khiến mọi người thường giảm nóng bằng nhiều cách khác nhau: Uống nước lạnh, đi tắm ngay, uống bia,... đây là nguy cơ tiềm ẩn khiến cơ thể bị nhiễm bệnh. Dưới đây là một số thói quen cần tránh khi thời tiết nắng nóng.

Tránh thức ăn nhiều đồ chiên rán

Thức ăn chiên rán là thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có khả năng làm nóng cơ thể, đồng thời cũng gây tình trạng mất nước, làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất khiến thức ăn không thể chuyển hóa được. Từ đó, tăng nguy cơ béo phì và suy giảm hệ miễn dịch.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, khi ăn đồ chiên rán, lượng cholesterol trong cơ thể có thể tích tụ và vượt quá mức cần thiết, dẫn tới xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...

Tránh uống bia, nước ngọt có ga, cafein

Đồ uống có cồn như bia, rượu, đồ uống chứa cafein có khả năng làm tăng tổng lượng chất lỏng của cơ thể. Từ đó, kích thích cơ thể có xu hướng bài tiết nước tiểu nhiều hơn, khiến cơ thể lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, gây cảm giác khát nước và mệt mỏi trong những ngày nắng nóng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước ngọt có ga khi uống vào không những không đem lại bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào mà còn có thể dẫn đến tích tụ nhiều chất béo độc hại, gây tăng cân, tăng mỡ bụng, béo phì, đái tháo đường và nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim.

Ngủ trên nền nhà lạnh

Thói quen ngủ trên nền nhà lạnh thường là biện pháp giải nóng quen thuộc ở phái nam. Tuy nhiên, nền nhà rất lạnh, đặc biệt khi trời gần sáng dễ khiến huyệt trọng yếu ở lưng, ngực hấp thu khí lạnh trực tiếp, làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh, đau lưng, đau khớp,…

Hơn nữa, nền nhà thường chứa nhiều bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn,... Nếu nằm ngủ trực tiếp lên nền nhà như vậy sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể nổi mụn nhọt, mẩn đỏ.

Tránh uống nước lạnh khi vừa đi nắng về

Việc bổ sung đồ lạnh như uống nước đá lạnh, ăn kem, sinh tố,... quá nhiều ngay khi đi nắng về làm cơ thể bị lạnh đột ngột và khiến cổ họng bị tổn thương, mầm bệnh dễ tấn công gây viêm họng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đồng thời, uống nước lạnh ngay khi vừa đi nắng về có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm nhanh, không thể tản nhiệt và tăng nguy cơ gây sốt. Hơn nữa, uống nước lạnh có nguy cơ làm gián đoạn quá trình chuyển động của ruột và tiêu hóa, giảm khả năng miễn dịch khiến cơ thể trở nên suy nhược, mệt mỏi.

Vì vậy, sau khi đi nắng về nên uống nước và uống từ từ từng ngụm nhỏ để giải nhiệt cơ thể từ bên trong mà không ảnh hưởng tới sức khỏe, hạn chế các thức uống lạnh, kem lạnh chỉ có tác dụng làm mát tức thời.

Tắm ngay sau khi đi nắng về, tắm đêm

Sau khi đi nắng, vận động mạnh, nhiều người muốn ngâm mình trong nước mát ngay để cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là thói quen tai hại mà nhiều người vẫn mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ trong mùa Hè. Thói quen tắm không khoa học không giúp loại bỏ mệt mỏi mà lại khiến cơ thể dễ bị cảm cúm, cảm lạnh.

Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến cảm, sốt. Đặc biệt, việc tắm đêm, tắm nước lạnh làm các lỗ chân lông và mạch máu bị co lại, có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu dẫn đến cảm lạnh, ảnh hưởng nhịp tim huyết áp và có thể đột quỵ. Nếu vừa hoạt động nặng trong thời tiết nóng, hãy dùng khăn bông mềm thấm khô mồ hôi và ngồi nghỉ ngơi một lúc trước khi tắm.

Tương tự, tắm đêm cũng nguy hại với sức khỏe, tuyệt đối không tắm đêm vì tắm đêm khiến cơ thể bị cảm lạnh nhiều nhất dù có sử dụng nước nóng. Nó khiến các tĩnh mạch giãn ra huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh hôn mê. Chú ý, sau khi tắm, không nên vào ngay phòng điều hòa hoặc ngồi trước quạt.

Ngồi điều hòa liên tục cả ngày

Việc cửa phòng luôn đóng kín trong thời gian dùng điều hòa khiến không khí không thể lưu thông, bụi bẩn và vi khuẩn có thể tích tụ lâu ngày khiến sức đề kháng yếu đi, luôn mệt mỏi do thiếu không khí sạch và tăng nguy cơ về các bệnh đường hô hấp.

Hơn nữa, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi vào phòng lạnh khiến nhiệt độ cơ thể hạ tức thì, mồ hôi không thoát ra được nên dễ ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh. Nguy hiểm hơn là khiến các mạch máu co giãn bất ngờ dễ dẫn đến tăng huyết áp và nhiều nguy cơ đột quỵ.

Theo Đời sống
back to top