Thói quen nhỏ tưởng như vô hại nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khoẻ

Có những hành vi nhỏ nhặt đến mức ít ai để ý, chỉ làm theo thói quen nhưng lại có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại sức khỏe lớn tới bất ngờ.

Theo các chuyên gia y tế, ngay cả khi chúng ta ăn uống lành mạnh, chăm vận động thì vẫn có thể mắc các bệnh hiểm nghèo từ những hành vi vô cùng nhỏ nhặt. Trong đó có những việc phổ biến đến mức ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần mắc phải.

Mang túi nặng trên một bên vai

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi bạn mang túi nặng ở một bên, bạn sẽ làm xáo trộn hoạt động, tư thế của góc cổ. Đồng thời gây áp lực lên các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống cổ và dây thần kinh chịu trách nhiệm về cảm giác cho cánh tay. Điều này gây ra những cảm giác khá tệ như tê, mỏi, ngứa ran, châm chích, thậm chí đau đớn bả vai, cổ hay cánh tay.

Cắn móng tay

Nghe có vẻ vô hại nhưng kiểu giải tỏa căng thẳng hoặc đơn giản chỉ là thói quen vô thức này có hại hơn bạn tưởng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cắn móng tay có thể dẫn đến tổn thương móng tay và nhiễm trùng vùng da xung quanh nó, được gọi là paronychia. Nó cũng dẫn tới sự lây lan vi trùng vào trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên và các bệnh nhiễm trùng khác.

Bẻ khớp ngón tay

Bên trong ngón tay là dịch khớp giữ cho các khớp di chuyển một cách linh hoạt và dễ dàng. Âm thanh mà ngón tay tạo ra khi bạn bẻ khớp chính là tiếng nổ của các bong bóng nhỏ trong chất lỏng đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu giữ thói quen xấu này trong thời gian dài, bạn có thể bị sưng các ngón tay và suy giảm khả năng cầm nắm linh hoạt.

Lướt Internet trước khi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính và TV có thể làm hỏng giấc ngủ của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm có thể liên quan đến các bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt), tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch. Chính vì thế, bạn nên giữ phòng ngủ thật tối và yên tĩnh để chất lượng giấc ngủ được nâng cao hơn.

Đeo tai nghe với âm lượng lớn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giữ âm lượng dưới 75 decibel và không đeo tai nghe quá một giờ sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mất thính lực khi về già. Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn và âm thanh lớn, không chỉ tai bị tổn thương mà còn gây ảnh hưởng khả năng nhận thức.

Thường xuyên nhai kẹo cao su

Đúng là kẹo cao su giúp hơi thở thơm, mát, tăng tiết nước bọt, tốt cho răng miệng nhưng đó là nếu bạn thỉnh thoảng làm điều này. Còn nếu nhai kẹo cao su hàng ngày, thậm chí nhai liên tục thì lại rất hại, nhất là với xương khớp.

Thường xuyên ngồi tư thế thõng vai

Nếu bạn chùng lưng hay thõng vai, đầu của chúng ta sẽ rất nặng so với phần còn lại của cơ thể - nó đặt rất nhiều lực lên cổ. Điều này có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng và rất hại cho xương khớp cũng như vùng lưng. Thậm chí có thể làm tăng nguy cơ vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm, dẫn đến đau đớn và chèn ép dây thần kinh.

Tư thế xấu khi ngồi có thể gây khó chịu ở bụng và các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả táo bón. Điều này xảy ra do ruột của bạn bị nén lại, điều mà nghiên cứu cho thấy sẽ ức chế khả năng đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, nó cũng hại cho phổi do giảm lượng không khí bạn có thể đưa vào phổi, có nghiên cứu còn cho thấy hành vi này làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Ngồi quá lâu

Hiện nay, hầu hết người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng đều có thói quen ngồi một chỗ quá lâu để xử lý công việc. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất, đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh béo phì cũng tăng cao.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không những thế, việc ngồi quá lâu cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh xương khớp, bệnh tim. Cách dễ dàng để khắc phục vấn đề này chính là di chuyển, vận động nhẹ cơ thể mỗi 30-45 phút, sau đó mới tiếp tục trở lại công việc.

Theo Đời sống
back to top