Theo Ettoday, bệnh nhân năm nay 40 tuổi, được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 4. Nghe bác sĩ thông báo, cô bàng hoàng như sét đánh ngang tai. Cô không hiểu vì sao mình vẫn trẻ, chưa bao giờ hút thuốc, uống rượu lại có thể mắc bệnh nghiêm trọng như vậy.
Bản thân bệnh nhân cũng khá khắt khe trong chuyện ăn. Cô không dùng thịt đỏ, các sản phẩm thịt chế biến sẵn. Gia đình cũng không có người thân mắc ung thư.
Giải đáp thắc mắc, bác sĩ Trần Tân Mai tìm hiểu thói quen sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân và nhận thấy sở thích ăn uống có thể là nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, bệnh nhân có thói quen uống 1-2 cốc đồ uống có đường mỗi ngày. Sở thích ăn uống này diễn ra suốt thời gian dài.
Sử dụng đồ uống nhiều đường thời gian dài, cô gái mắc ung thư đại tràng. Ảnh: ET |
Bác sĩ Trần giải thích, hội chứng chuyển hóa có nhiều nguyên nhân. Trong số đó, tiêu thụ nhiều thịt, đường có thể gây ra tình trạng này. Mối liên hệ giữa đường và ung thư từ lâu đã được giới chuyên môn quan tâm.
Mặc dù sử dụng đường không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư. Vậy nhưng, sử dụng đường vượt quá nhu cầu cơ thể dễ dẫn đến thừa cân, béo phì. Điều đáng bàn, thừa cân, béo phì là nguyên nhân chính gia tăng 2-4 lần tỷ lệ mắc các bệnh ung thư .
Bác sĩ Trần cho biết thêm, tiêu thụ lượng lớn đường tinh luyện dễ khiến lượng đường trong máu tăng quá mức, gây tình trạng kháng insulin. Tình trạng này cũng liên quan đến khả năng mắc ung thư.
Để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ khuyên không nên ăn nhiều đường. Nếu thay đổi sở thích ăn uống thời gian ngắn gặp khó khăn, bệnh nhân có thể giảm dần theo thời gian. Chỉ khi khắc phục tình trạng tiêu thụ quá nhiều đường, điều trị mới mang lại hiệu quả, giảm bớt các rủi ro sức khỏe khác.