Thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau?

Tình trạng viêm, đau tái phát liên quan đến thoát vị đĩa đệm có thể nhận được kết quả tích cực từ chế độ ăn uống kết hợp các thành phần chống viêm, những thành phần khuyến khích sản xuất, duy trì sụn khỏe mạnh.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe cột sống

Chứng thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau dữ dội và một loạt các triệu chứng khó chịu khác. Chế độ ăn phù hợp, lựa chọn những thực phẩm nên ăn, nên tránh giúp kiểm soát tình trạng này và giảm ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài việc điều trị y tế mà bệnh nhân cần tuân thủ, việc ăn uống hợp lý trong khi vết thương đĩa đệm đang lành vết thương cũng rất quan trọng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe cột sống.

Nếu bạn đang bị chấn thương đĩa đệm, việc biết nên chọn, nên tránh loại thực phẩm nào cũng ảnh hưởng tốt đến mức độ hồi phục hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm liên quan đến sự nứt của vòng xơ - Ảnh minh họa

Thoát vị đĩa đệm liên quan đến sự nứt của vòng xơ - Ảnh minh họa

Thoát vị đĩa đệm liên quan đến sự nứt của vòng xơ, được tạo thành từ các sợi collagen chắc chắn. Viêm là một phần trong phản ứng chữa lành tự nhiên của cơ thể nhưng nó gây ra rất nhiều khó chịu. Do đó, người bệnh nên tham khảo các loại thực phẩm và chất bổ sung dưới đây:

Những thực phẩm nên ăn

Canxi: Để duy trì sức khỏe, xương cần canxi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với xương bị thương. Một số nguồn canxi tốt nhất bao gồm: quả mơ, quả sung, sữa, trứng, cá, các loại hạt, đậu nành, rau lá xanh.

Glutamine:Giống như arginine, glutamine là một acid amin cơ thể sản xuất với số lượng hạn chế. Nó tham gia vào các quá trình sinh học kiểm soát sự phát triển và sửa chữa tế bào. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung glutamine có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày bệnh nhân phải nằm viện sau một cuộc phẫu thuật lớn hoặc bệnh tật.

Danh sách thực phẩm giàu glutamine khác nhau nhưng nghiên cứu cho thấy thịt bò, trứng, gạo trắng, đậu phụ, ngô đều giàu glutamine.

Chất xơ: Chất xơ là một thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Các vấn đề về tiêu hóa có thể gây ra áp lực tích tụ trong bụng, gây căng thẳng cho đĩa đệm bị tổn thương.

Uống nhiều nước: Cơ thể con người có 70% là nước. Nước cần thiết cho việc sửa chữa, tăng trưởng và chức năng của tất cả các tế bào bạch cầu vô mạch, bao gồm khớp, sụn, dây chằng, đĩa đệm cột sống.

Nhiều bệnh nhân bị rối loạn cơ xương đã bị mất nước. Những bệnh nhân lớn hơn tuổi thường có cơ thể chứa 50% nước thay vì 70%. Để góp phần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đồng thời loại bỏ chất thải cho đĩa đệm cột sống và dây chằng, phải uống nước đủ mỗi ngày.

Glucosamine sulfate: Glucosamine sulfate là một chất hóa học thiết yếu được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể. Một trong những công việc của nó là sản xuất các hóa chất khác phối hợp với nhau để duy trì và sửa chữa collagen cũng như chất lỏng đặc bao quanh và bảo vệ các khu vực xung quanh khớp. Mặc dù một người có thể tiêu thụ chất này ở dạng bổ sung nhưng một trong những nguồn thực phẩm cung cấp glucosamine sulfate tốt nhất là nước hầm xương.

Glucosamine sulfate thường được tìm thấy ở dạng thực phẩm bổ sung, hợp chất này giúp cơ thể hình thành các chất hóa học có tác dụng sửa chữa sụn bị hư hỏng.

Acid béo omega-3: Acid béo omega-3 làm giảm phản ứng viêm của cơ thể một cách tự nhiên. Viêm có thể cần thiết trong quá trình chữa lành nhưng viêm quá nhiều hoặc viêm mạn tính lại phá hủy. Bổ sung omega-3 được cho là giúp giảm viêm mạn tính. Vì viêm là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng nên tình trạng viêm giảm sẽ có khả năng làm giảm đau lưng.

Acid béo omega 3 giúp cơ thể ngăn ngừa tổn thương sụn và đĩa đệm do viêm gây ra. Những acid béo này cũng có thể giúp sửa chữa những tổn thương đã xảy ra. Thực phẩm giàu acid béo omega-3 bao gồm dầu hạt cải, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, quả óc chó. Acid béo omega-3 có nồng độ cao trong dầu cá, đây là thành phần tuyệt vời để chống viêm

Lưu huỳnh: Lưu huỳnh tăng tốc sản xuất collagen và protein, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu lưu huỳnh khi ăn theo chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình chữa lành chấn thương đĩa đệm.

Thực phẩm giàu lưu huỳnh là khoáng chất thiết yếu hỗ trợ sản xuất collagen. Nó có thể được tìm thấy trong các loại rau họ cải, rau arugula, sữa, trứng, các loại đậu.

Loại nhóm thực phẩm đầu tiên chứa hàm lượng lưu huỳnh cao là allium. Alliums bao gồm hẹ, tỏi, tỏi tây, hành tây, hẹ tây. Nhóm thực phẩm thứ hai là các loại rau họ cải. Đó là bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải, súp lơ trắng, rau cải rổ, cải xoăn, cải xoong. Cuối cùng, thực phẩm động vật như nước hầm xương, thịt bò ăn cỏ, trứng hữu cơ và cá đánh bắt tự nhiên chứa hàm lượng lưu huỳnh cao.

Những thực phẩm nên ăn khi bị thoát vị đĩa đệm - Ảnh minh họa

Những thực phẩm nên ăn khi bị thoát vị đĩa đệm - Ảnh minh họa

Những thực phẩm nên tránh nếu bị thoát vị đĩa đệm

Tránh ăn đường: Ăn quá nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và đau khi thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Vì vậy, để giảm đau nên giảm lượng đường ăn vào, hãy tránh xa soda, đồ nướng, ngũ cốc có đường, kẹo. Thay vào đó, hãy chọn chất làm ngọt tự nhiên như mật ong hoặc xi-rô cây phong.

Nói không với thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như khoai tây chiên, súp đóng hộp, pizza đông lạnh, những thực phẩm này vốn không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người, chứ đừng nói đến những người bị thoát vị đĩa đệm.

Những thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao, có thể làm tăng tình trạng viêm, gây đau. Vì vậy, hãy ăn các loại thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau, thịt nạc.

Hạn chế ăn natri: Natri cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và dẫn đến đau, đó là lý do nên giảm lượng muối ăn vào. Tránh các thực phẩm có hàm lượng natri cao như khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp, đông lạnh. Thay vào đó, hãy chuẩn bị bữa ăn cho mình bằng nguyên liệu tươi và lượng muối tối thiểu.

Tránh ăn đồ chiên, cay: Thực phẩm chiên, cay cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và ảnh hưởng đến chứng thoát vị đĩa đệm. Nên hạn chế những thực phẩm như gà rán, cà ri cay trong chế độ ăn. Hãy thử nướng thức ăn thay vì chiên và chọn các loại gia vị nhẹ hơn để tạo hương vị cho món ăn, như nghệ, thì là.

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Áp dụng chế độ ăn ít đường, sữa, thực phẩm chiên và chế biến sẵn là một cách hiệu quả để giảm viêm và đau trong cơ thể. Lưu ý, việc bổ sung vitamin, khoáng chất ngoài thực phẩm cần theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Với chế độ ăn uống và các biện pháp can thiệp phù hợp như chăm sóc chỉnh hình và vật lý trị liệu, bạn có thể kiểm soát chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng và sống một cuộc sống chất lượng hơn.

ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
back to top