Thiếu cơ sở vật chất lẫn nhân lực, y tế cơ sở khó đáp ứng phòng chống dịch Covid-19

Hệ thống y tế cộng đồng từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM đến y tế quận huyện, trạm y tế xã phường vẫn còn nhiều yếu kém.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, qua thực tiễn chống dịch Covid-19 vừa qua,  ngành y tế đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế .

tram-y-te-luu-dong.jpg
Ngành y tế TPHCM đang xây dựng kế hoạch “nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong giai đoạn kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TPHCM.” Ảnh: Một trạm y tế lưu động chăm sóc, hỗ trợ F0 tại nhà. 

Mạng lưới y tế cơ sở làm nhiệm vụ "gác cổng", gần dân nhất, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế ban đầu khi người dân ốm đau, dịch bệnh. Tuy nhiên, hệ thống y tế cơ sở thiếu thốn cả về nhân lực lẫn cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế. 

Sở Y tế TPHCM đang xây dựng kế hoạch “nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong giai đoạn kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TPHCM”

Để phát huy hiệu quả y tế cơ sở trong phòng chống dịch, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM kiến nghị cần có chính sách thu hút nhân lực về làm việc tại các trạm y tế bền vững như tăng hệ số lương khởi điểm y tế cơ sở, có cơ chế tạo điều kiện phát triển chuyên môn theo nhu cầu.

Ngoài ra, hệ thống y tế cơ sở cũng sẽ xây dựng chính sách thu hút nhân lực có chuyên môn từ y tế tư nhân hay nhân viên y tế nghỉ hưu…

y-te-luu-dong.jpg
Hệ thống y tế cộng đồng từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM đến y tế quận huyện, trạm y tế xã phường vẫn còn nhiều yếu kém. Ảnh: Người dân đi khám trong mùa dịch Covid-19 tại một trạm y tế lưu động. 

TS.BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TPHCM cho rằng, ngoài nhiệm vụ phòng chống dịch, trạm y tế còn khám chữa bệnh thông thường, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu. Các trạm y tế cần được đầu tư để người dân có niềm tin đến điều trị. Hiện, cán bộ y tế tại các trạm y tế phường xã đều thiếu cả số lượng và chất lượng.

Theo TS.BS Lê Trường Giang, hiện thành phố bố trí cán bộ y tế địa phương ở mức 2,3 biên chế/10.000 dân, thấp hơn trung bình cả nước là 7,4 biên chế và Hà Nội là 6,1 biên chế. Vì vậy, thành phố cần tăng nhân sự cho trạm y tế phường xã ở mức 2.000-4.000 dân cho một biên chế.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top