Người chăm sóc F0 được lấy mẫu xét nghiệm như thế nào?

Người chăm sóc, sống cùng F0 điều trị tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm nCoV ít nhất 3 lần trong thời gian cách ly của gia đình.

Gia đình tôi có người bệnh Covid-19 thuộc diện được điều trị tại nhà. Vậy chúng tôi có phải lấy mẫu xét nghiệm không và xét nghiệm vào thời gian nào?

Lê Phương - TP.HCM.

Bộ Y tế

Trong Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động được ban hành vào ngày 11/9 kèm Quyết định 4377, Bộ Y tế đưa ra quy định về việc lấy mẫu xét nghiệm cho F0 điều trị tại nhà và người chăm sóc, sống cùng.

Theo đó, F0 điều trị tại nhà sẽ được lấy mẫu (rRT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly. Sau khi hết thời gian cách ly, những người này phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.

Tất cả người ở cùng nhà được lấy mẫu gộp xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi F0 bắt đầu cách ly (trừ người ở cùng nhà đã chuyển đi ở nơi khác). Hoặc lấy mẫu định kỳ 3 ngày/lần cho đến khi kết thúc thời gian cách ly của hộ gia đình.

Gia đình phải sắp xếp một khu vực trong nhà để nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm và giám sát y tế khi có yêu cầu. Phương pháp lấy mẫu có thể là rRT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên.

Trong Sổ tay hướng dẫn, Bộ Y tế cũng đề nghị để tránh nguy cơ lây nhiễm nCoV, người sống cùng nhà với F0 cần:

- Có cam kết với chính quyền địa phương theo mẫu và cùng ký cam kết với người chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân.

- Không tiếp xúc gần với F0 cách ly tại nhà, không đi ra ngoài khi không cần thiết, thực hiện Thông điệp 5K và phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly tại nhà.

- Cung cấp suất ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày riêng cho người cách ly.

- Không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế (trừ người ở cùng nhà, nhân viên y tế và người có thẩm quyền giám sát cách ly y tế).

- Tự theo dõi sức khỏe, khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở phải báo ngay cho cán bộ y tế.

- Thu gom chất thải từ phòng cách ly theo hướng dẫn; thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà ở hàng ngày.

Người sống một mình cần làm gì khi mắc Covid-19? Những người không sống cùng gia đình khi mắc Covid-19 nên được điều trị tập trung hoặc cần có sẵn thông tin liên lạc với nhân viên y tế khi cần.
Theo zingnews.vn
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
Cận cảnh em bé chào đời với 3 vòng hoa quấn cổ: Cẩn thận biến chứng

Em bé chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ

Vòng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng. Phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh nhưng cần theo dõi để tránh biến chứng.
back to top