Nhiều tuyến đường sắt đô thị chậm tiến độ do tiến độ nhập khẩu thiết bị không như ý muốn.
Các dự án sử dụng ODA bị chậm tiêu biểu như thiết bị nhà máy xử lý nước thải của gói thầu số 1 thuộc dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá phải nhập khẩu từ châu Âu, Nhật Bản,… bị chậm tiến độ sản xuất và giao hàng.
Trong khi đó, Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 có vướng mắc về thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án chưa thực hiện xong. Và các liên quan đến quy hoạch ga ngầm C9... nên không thi công được các gói thầu xây lắp.
Đối với dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, nhiều thiết bị đầu máy toa xe của gói thầu số 6 thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 phải nhập khẩu đã bị chậm.
Đồng thời, dự án này cũng gặp vướng mắc về điều chỉnh thời gian và kinh phí của các gói thầu. Tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài do nhiều nguyên nhân. Trong đó, lớn nhất là chậm giải phóng mặt bằng các ga ngầm, nhiều khả năng dẫn đến tranh chấp hợp đồng với các nhà thầu quốc tế.
Dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững phục vụ cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội vướng mắc về cơ cấu lại, phải thực hiện thủ tục điều chỉnh.
Bên cạnh đó, một số dự án được giao kế hoạch lớn nhưng do vướng mắc nên kết quả giải ngân thấp làm ảnh hưởng đến kết quả chung.
Chẳng hạn như dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội được giao 4.425 tỷ đồng, giải ngân chỉ đạt 538 tỷ đồng (giảm 12,2%). Hay dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục được giao 1.521 tỷ đồng.