Tê bì tay chân có phải biến chứng tiểu đường?

(khoahocdoisong.vn) - Bị tê bì tay chân một bên cần chụp cộng hưởng từ cột sống cổ xem có thoái hoá hoặc thoát vị chèn ép thần kinh hay không. Nếu không mới nghĩ tới tiểu đường.

Hỏi: Tôi có người nhà bị tiểu đường mới 7 năm mà đã bị tê bì chân trái và tay trái, đi lại khó khăn. Như vậy có phải bị biến chứng tiểu đường, nguyên nhân cụ thể, hậu quả và cách chữa?  

Đinh Tiên Phương (Bắc Ninh)

ThS Nguyễn Huy Cường, nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường Bệnh viện Nội tiết TƯ: Theo mô tả nếu người nhà bạn chỉ bị tê bì bên trái như vậy thì cần chụp cộng hưởng từ cột sống cổ xem có thoái hoá hoặc thoát vị chèn ép thần kinh hay không. Nếu kết quả chụp không bị bệnh đó thì có thể nghĩ đến bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường.

Tuy người nhà bạn mới được chẩn đoán 7 năm nhưng bệnh tiểu đường thường mắc trước chẩn đoán 10-20 năm nên biến chứng thường có như vậy. Bởi cùng với năm tháng mắc bệnh, đường máu cao có thể khiến cho tín hiệu thần kinh ở chân, tay không chuyển lên não được. Các dây thần kinh tự động khác cũng có thể bị tổn thương. Thần kinh tự động đóng vai trò điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể, ví dụ như nhịp tim, sự tiêu hóa, huyết áp...

Khoảng một nửa số bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thần kinh. Với tổn thương thần kinh ở tay và chân thường dẫn đến:  Cảm giác tê bì;  cảm giác kiến bò, kim châm; Cảm giác bị bỏng rát; Cảm giác đau; Cảm giác lạnh....Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám để được tư vấn điều trị theo đúng bệnh.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top