Ảnh minh họa |
Ăn nhiều cà rốt có thể gây ngộ độc
Nếu ăn nhiều cà rốt, lượng muối natri trong cao cơ thể chúng ta sẽ biến đổi hemoglobin có trong cà rốt thành methemolobine với số lượng lớn.
Nếu methemolobine trong cơ thể quá lớn vượt quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ăn nhiều cà rốt ức chế sự rụng trứng
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn quá nhiều cà rốt, dung nạp vào cơ thể một lượng lớn carotenoid có thể gây vô kinh và ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng bình thường.
Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai nên thận trọng không nên ăn quá nhiều cà rốt.
Ăn nhiều cà rốt gây vàng da
Lượng beta carotene trong cà rốt mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như khả năng ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh ung thư. Ngoài ra, khi vào cơ thể, chất này được chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như canxi, sắt, đồng, mangan, magie,… nuôi dưỡng cơ thể.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà rốt, lượng caroten dư thừa và cơ thể sẽ gây ra hội chứng caroten huyết (caroten huyết là khái niệm bắt nguồn từ caroten, chất tạo nên màu cam của rau) hoặc gây vàng da.
Uống nước ép cà rốt cũng là cách cải thiện thị lực cho mắt do trong cơ thể có Vitamin A, nhưng uống quá nhiều dễ gây vàng mắt.
Ăn cùng thủy, hải sản
Các loại thủy hải sản (đặc biệt là những loại thủy, hải sản có vỏ) như tôm hay cua khi ăn kèm với cà rốt có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Điều đó là do trong vỏ các các loài trên thường chứa 1 lượng lớn các asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C có nhiều trong cà rốt sẽ bị biến thành asen hóa trị 3. Đây là hoạt chất có tên gọi khác là thạch tín, chứa hàm lượng độc tố cực cao rất nguy hiểm.
Gọt hết vỏ bên ngoài
Nhiều người có thói quen gọt hết vỏ cà rốt trong quá trình sơ chế. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin và muối khoáng lại tập trung nhiều nhất ở phần vỏ.
Vì vậy, bạn chỉ nên cạo bỏ một lớp mỏng, không nên gọt hết vỏ để có thể giữ được nhiều nhất hàm lượng dinh dưỡng có trong cà rốt.
Ăn nhiều cà rốt gây táo bón
Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, đặc biệt là loại chất xơ no hòa tan (loại liên kết với nước có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động hiệu quả và đều đặn) chiếm hơn 80% lượng chất xơ có trong cà rốt.
Nếu ăn quá nhiều cà rốt, một lượng lớn chất xơ không hòa tan cũng sẽ dẫn đến táo bón nếu bạn không uống đủ nước để di chuyển lượng chất xơ qua ruột.
Ăn kèm với các loại củ quả có nhiều vitamin C
Trong cà rốt có một loại enzim tấn công mạnh mẽ phá hủy các vitamin C, đây là loại vitamin quan trọng và vô cùng cần thiết nhưng lại rất dễ mất đi trong quá trình chế biến. Chính vì vậy, hàm lượng vitamin C ít ỏi dễ dàng bị enzim có trong cà rốt phá hủy hết, làm hao hụt loại vitamin quý giá này.
Nấu quá lâu
Nhiều bà nội trợ khi luộc cà rốt thường luộc rất lâu cho mềm, hay khi hầm kèm các món ăn lại hầm nát để có thể giữ lại hàm lượng carotene được cao nhất. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc.
Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Cách ăn cà rốt tốt nhất cho sức khỏe
Chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần.
Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần.
Trẻ em ăn khoảng từ 30-50g cà rốt/lần.
Cách phân biệt cà rốt Trung Quốc: Cà rốt ta củ nhỏ, đậm màu, tươi mới, thường có cuống, lá. Còn cà rốt Trung Quốc bóng loáng, đều củ, to, không có cuống hay đầu thường bị đen do để lâu.