Tác dụng không ngờ của cây cơm cháy đối với sức khỏe

Cây cơm cháy được sử dụng như một vị thuốc và có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cải thiện các triệu chứng cảm lạnh và cúm

Theo một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Australia), quả cơm cháy thực sự có đặc tính kháng virus và chúng có thể chống lại virus sau khi nhiễm trùng đã xảy ra.

Theo Golnoosh Torabian, đồng tác giả nghiên cứu, các chất có trong quả cơm cháy có thể ngăn chặn virus cúm xâm nhập và sinh sôi trong tế bào cơ thể người.

Nó ức chế giai đoạn đầu của nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn các protein virus chính chịu trách nhiệm cho cả sự gắn kết của virus và xâm nhập vào tế bào chủ.

Ngoài ra, trong Đông y, quả cơm cháy rất nổi tiếng với đặc tính chống cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, loại quả này không có tác dụng chữa khỏi bệnh 100%.

Có khả năng chống oxy hoá

Hoa, quả và lá của cây cơm cháy là cung cấp nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể. Chất này là thành phần tự nhiên của thực phẩm, bao gồm một số vitamin, axit phenolic và flavonoid, có thể giúp loại bỏ các phân tử gốc tự do, có thể giúp ngăn ngừa bệnh mãn tính.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy nước ép quả cơm cháy có thể làm giảm mức độ chất béo trong máu và giảm cholesterol. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều flavonoid như anthocyanin có trong quả cơm cháy đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chắc chắn về tác dụng của loại quả này với tim mạch.

Ngoài ra, quả cơm cháy có một số lợi ích sức khoẻ khác như: Tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị nhiễm trùng, cải thiện làn da,...

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Mặc dù cây cơm cháy có nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe, tuy nhiên loại quả này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

- Quả mọng chưa chín chứa một lượng nhỏ chất được gọi là lectin, có thể gây ra các vấn đề về dạ dày nếu ăn quá nhiều.

- Khi ăn quả mọng, lá, vỏ hoặc rễ cây cơm cháy chưa nấu chín có thể gặp các triệu chứng bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

- Quả cơm cháy không được khuyến cáo cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Tên khoa học của cây cơm cháy là Sambucus javanica, thuộc họ Adoxaceae. Cây này có nguồn gốc đến từ Bắc Mỹ và Châu u, thường có màu màu tím, xanh lam hoặc đen, khi nấu chín có vị chua, tính ấm.

Loại quả này chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, kali,...

Thành phần dinh dưỡng chính xác của quả cơm cháy phụ thuộc còn vào: loại giống, độ chín của quả, điều kiện khí hậu và môi trường. Do đó, chúng có thể khác nhau về dinh dưỡng trên mỗi khẩu phần.

Theo Đời sống
back to top