Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe nhưng uống sai cách dễ gây ngộ độc

Sữa đậu nành làm từ hạt đậu nành là thức uống bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu uống sai cách sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe nhưng uống sai cách dễ gây ngộ độc. Ảnh minh họa

Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe nhưng uống sai cách dễ gây ngộ độc. Ảnh minh họa

Không ngâm hạt đậu nành kỹ

Nhiều người khi tự làm đậu nành không ngâm nghĩ nên sẽ giữ lại các chất ức chế dinh dưỡng. Đó là vì đậu nành vốn dĩ như nhiều loại hạt khác sẽ có những chất ức chế enzym khiến cho chúng không bị nảy mầm sớm. Khi ngâm trong nước chất này được giải phóng thì hạt mới nảy mầm.

Nếu không ngâm hạt trước khi chế biến thì khi ăn vào các chất này kìm chế hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó phải ngâm đậu nành 6-7 tiếng trước khi xay.

Không uống khi đói bụng

Khi bạn đói, phần lớn protein trong sữa đậu nành được chuyển hóa nhanh chóng thành calorie và bị tiêu hao ngay, không đem lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Do đó, bạn nên kết hợp uống sữa với ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh ngọt, bánh mì. Khi đó, protein sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả hơn dưới tác dụng của axit dịch vị.

Không chứa sữa trong phích

Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.

Uống sữa đậu nành quá nhiều, uống thay nước

Sữa đậu nành giàu protein và dinh dưỡng nhưng không nên dùng thay nước thường vì sẽ gây gánh nặng cho thận. Hơn nữa uống nhiều gây đầy bụng và khó tiêu hóa. Nên uống vừa phải để kết hợp dùng nhiều thực phẩm khác nữa.

Không uống cùng thuốc

Uống thuốc cùng sữa đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và cũng khiến công dụng của thuốc khó phát huy. Với các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin… còn có thể khiến dinh dưỡng của sữa bị phá hủy.

Không uống sữa đậu nành cùng lúc với ăn trứng

Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.

Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành

Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như axit lactic, axit acetic,… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top