Sự cần thiết chủng ngừa sớm thủy đậu cho trẻ nhỏ

Một số nghiên cứu dịch tễ tại Việt Nam cho thấy, bệnh thủy đậu diễn ra quanh năm, với tỷ lệ mắc rất cao. Dù các số liệu chưa đầy đủ, nhưng đây được cho là một 5 bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Nếu không chủng ngừa thì hầu hết dân số sẽ nhiễm virus thủy đậu vào khoảng độ tuổi từ 10 - 20 tuổi. 
Tại TPHCM, Hội thảo được tổ chức với sự điều phối của Chủ tọa là TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.

Tại TPHCM, Hội thảo được tổ chức với sự điều phối của Chủ tọa là TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.

Hội thảo khoa học được phối hợp tổ chức giữa Bệnh viện Nhi T.Ư, Hội Y học Dự phòng, Viện Pasteur TPHCM, Hội Truyền nhiễm TPHCM và Văn phòng Đại diện GSK Pte tại Việt Nam trong cuối tháng 3 vừa qua cùng với sự điều phối của Chủ tọa là PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư tại TP Hà Nội, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM tại TPHCM và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm. Hội thảo được truyền trực tuyến đến nhiều tỉnh thành trên cả nước với gần ba ngàn nhân viên y tế khắp nơi tham dự. 

Tại sự kiện, TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư báo cáo một số nghiên cứu dịch tễ tại Việt Nam cho thấy, bệnh thủy đậu diễn ra quanh năm, với tỷ lệ mắc rất cao. Dù các số liệu chưa đầy đủ, nhưng đây được cho là một 5 bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Nếu không chủng ngừa thì hầu hết dân số sẽ nhiễm virus thủy đậu vào khoảng độ tuổi từ 10 - 20 tuổi. 

Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với sự điều phối của Chủ tọa là PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.

Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với sự điều phối của Chủ tọa là PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.

Sự bảo vệ Thủy đậu trước đó được cho là truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn bào thai đã hoàn toàn biết mất khoảng 4 - 6 tháng sau khi sinh. Sau thời gian này được xem là “khoảng trống miễn dịch” và trẻ em luôn là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh cũng như dễ gặp những biến chứng nghiêm trọng.

Vì vậy, đây được xem là lý do khiến 1/3 tổng số ca thủy đậu phải nhập viện là trẻ dưới 1 tuổi. Giải thích thêm về việc này, BSCKI Đinh Văn Thới, Trưởng phòng Khám, Viện Pasteur TPHCM cho biết: “Trước khi chuẩn bị mang thai, mẹ cần được chủng ngừa Thủy đậu để tránh nguy cơ nhiễm bệnh trong thai kỳ, thai nhi từ đó cũng được bảo vệ. Tuy nhiên, khi trẻ được sinh ra thì lượng kháng thể bảo vệ trẻ được truyền từ mẹ sang con sẽ giảm dần theo thời gian. Các nghiên cứu ở nhiều nước phát triển cũng chỉ ra rằng, từ 4 tháng tuổi trở đi, lượng kháng thể mà trẻ nhận được từ mẹ gần như không còn để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của Thủy đậu (6). Đây chính là giai đoạn trẻ nhỏ đặc biệt dễ cảm nhiễm với bệnh do thủy đậu gây ra”.

Cả 2 chuyên gia này đều đề cập độ tuổi sớm nhất có thể tiêm được thủy đậu từ 9 tháng tuổi bằng 2 liều văcxin thủy đậu theo khuyến cáo năm 2020 của Hội Y học Dự phòng Việt Nam (7) (11).

Hội thảo đã thu hút gần một ngàn nhân viên y tế trên cả nước tham gia tại hai đầu cầu: TPHCM, Hà Nội cũng như theo dõi qua hệ thống truyền trực tuyến của Ban Tổ chức.

Hội thảo đã thu hút gần một ngàn nhân viên y tế trên cả nước tham gia tại hai đầu cầu: TPHCM, Hà Nội cũng như theo dõi qua hệ thống truyền trực tuyến của Ban Tổ chức.

Các chuyên gia nhấn mạnh theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là thủy đậu sẽ đạt được hiệu quả phòng ngừa cao nhất nếu được tiêm đủ 2 liều, với hiệu quả giảm đến hơn 95% số ca bệnh, hơn 99% số ca bệnh nặng và thời gian miễn dịch rất bền vững (5) (8) (9) (10).

Việc chủng ngừa văcxin thủy đậu là một khoản đầu tư vì không chỉ giúp giảm chi phí điều trị mà còn giúp công việc và thu nhập của gia đình không bị ảnh hưởng do phải nghỉ việc và giảm năng suất lao động khi phải ở nhà chăm sóc trẻ bệnh.

BS Phạm Thị Mỹ Liên, Phó Chủ tịch, Trưởng Đại diện GSK tại Việt Nam đồng thuận với nhìn nhận của chuyên gia đó là trong nhiều năm qua bệnh thủy đậu đang bị nhìn nhận thấp hơn gánh nặng thực sự của nó.

Dù đã có văcxin phòng ngừa bệnh nhưng tỷ lệ bao phủ chủng ngừa trong cộng đồng còn rất thấp và dịch thủy đậu vẫn thường xảy ra. Chúng tôi hy vọng đóng góp thêm giải pháp nhằm một phần hỗ trợ quý nhân viên y tế quản lý tốt bệnh thủy đậu, nâng cao miễn dịch cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong, nhập viện, giảm gánh nặng cho khối điều trị. 

Các chuyên gia cũng kêu gọi cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về bệnh thủy đậu cũng như khuyến khích các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ có khoảng trống miễn dịch nên đến trung tâm chủng ngừa gần nhất để được tư vấn và chủng ngừa sớm, đúng và đủ để phòng ngừa thủy đậu.

Được biết, GSK – một trong những công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe dựa trên nghiên cứu và phát triển hàng đầu thế giới – cam kết cải thiện sức khỏe con người, giúp mọi người làm được nhiều việc hơn, cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn. Để biết thêm thông tin, truy cập website https://www.gsk.com. 

- Ước tính, mỗi năm trên thế giới có đến 4,2 triệu ca mắc thủy đậu (trái rạ) phải nhập viện, trong đó, có 4.200 ca tử vong (1).

- Các ca nhập viện do thủy đậu thường ghi nhận các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn và để lại sẹo, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản và rối loạn thần kinh (2) (3), có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

- Các chuyên gia nhận định, thủy đậu là một trong 5 bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở Việt Nam (4), đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Các số liệu khoa học cho thấy, từ 4 tháng tuổi trở lên, trẻ bước vào giai đoạn khoảng
trống miễn dịch đối với Thủy đậu, vì kháng thể từ mẹ truyền sang con đã không còn.

- Do đó, theo khuyến cáo mới nhất của Hội Y học Dự phòng Việt Nam có thể chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ ngay từ 9 tháng tuổi với 2 liều để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu (7).   

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
back to top