Sau tán sỏi thận ăn gì để nhanh hồi phục sức khoẻ?

Nhiều người sau khi tán sỏi thận xong không biết nên ăn gì và kiêng những loại thực phẩm nào, tham khảo bài viết để có chế độ ăn phù hợp.

Thực phẩm người mới tán sỏi nên ăn

Bổ sung các loại trái cây

Trái cây nên được bổ sung vào thực đơn “tán sỏi thận nên ăn gì” của bệnh nhân, bởi chúng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe ở giai đoạn phục hồi

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ổi, đu đủ, kiwi,... rất tốt cho bệnh nhân sau khi tán sỏi thận. Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe, giúp người bệnh giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu sau các can thiệp ngoại khoa hay tán sỏi ngoài cơ thể.

Uống đủ nước

Nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cơ thể. Đối với bệnh nhân vừa được tán sỏi thận, nước giúp tăng cường bài tiết nước tiểu để đào thải cặn sỏi trong quá trình tán sỏi. Mặt khác, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể làm hạn chế khả năng lắng đọng nước tiểu, ngăn cản các tinh thể trong nước tiểu kết tụ thành sỏi, từ đó giảm nguy cơ tái phát sỏi thận.

Mỗi ngày bệnh nhân cần bổ sung 2-3 lít nước, có thể từ nhiều nguồn khác nhau như: Nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước canh/ súp trong bữa ăn.

Thực phẩm giàu vitamin A, D, B6

Vitamin D giúp cho việc hấp thụ và chuyển hóa calci tốt hơn, ngăn cản sỏi thận tái phát. Các loại thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như: Sữa, lòng đỏ trứng gà, hải sản,...

Các loại hạt, gạo nguyên cám hay trái cây giàu vitamin B6 có thể giảm khả năng hình thành oxalat - một trong những “nguyên liệu” tạo sỏi thận.

Còn vitamin A thì có tác dụng điều hòa bài tiết nước tiểu, từ đó hạn chế hình thành sỏi tiết niệu. Vitamin A có nhiều trong các loại rau, củ, quả như: gấc, rau diếp cá, khoai lang, cà rốt,...

Thực phẩm người mới tán sỏi nên tránh

Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ

Việc tiêu thụ nhiều dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, do đó bệnh nhân mới tán sỏi xong cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như món chiên, rán hay các loại thức ăn nhanh. Thay vào đó nên ưu tiên cách chế biến hấp, luộc thay vì chiên, xào.

Hạn chế lượng đạm

Đạm rất cần thiết cho cơ thể, giúp phục hồi năng lượng sau các phẫu thuật, can thiệp. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi tán sỏi không nên lạm dụng các thực phẩm giàu đạm, việc tiêu thụ đạm quá nhiều có thể gây tích tụ acid uric trong máu, hình thành muối urat tích tụ tại thận và tăng nguy cơ tạo sỏi.

Hạn chế đường

Cần hạn chế các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, sôcôla,... sau khi tán sỏi, do đường sucrose và fructose làm tăng nguy cơ sỏi thận và các bệnh lý khác như đái tháo đường. Đặc biệt, ăn nhiều socola còn làm tăng gốc oxalate và tích tụ sỏi.

Tránh ăn thức ăn cứng, cay nóng

Thức ăn cay, nóng hay các loại thực phẩm khó tiêu có thể khiến bệnh nhân táo bón. Do đó cần tránh các loại thực phẩm này sau khi tán sỏi để lưu thông tiêu hoá được dễ dàng hơn.

Theo Đời sống
Thực phẩm không nên ăn cùng quả hồng

Thực phẩm không nên ăn cùng quả hồng

Quả hồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với hương vị thơm ngon, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên, kết hợp hồng cùng với một số loại thực phẩm có thể gây ra những phản ứng không mong muốn cho hệ tiêu hóa.
Những hiểu lầm thường gặp về cà phê

Những hiểu lầm thường gặp về cà phê

Dù được coi là đồ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn còn một số quan niệm chưa đúng về cà phê như cà phê gây nghiện, khiến cơ thể mất nước hay loại rang đậm chứa nhiều caffeine hơn…
back to top