Sai lầm phổ biến khi đi bộ dễ gây bệnh tim mạch, hô hấp

Đi bộ là môn thể thao được nhiều người yêu thích, đi bộ đúng cách có tác dụng chắc xương, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu,...Tuy nhiên, không ít người lại gặp các lỗi sai khi đi bộ, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Theo trang Boldsky, đi bộ hàng ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn khi các cơ hoạt động, đốt cháy calo, giảm căng thẳng. Nhưng không phải vì thế mà có thể tùy ý tập theo cách của mình.

Sai lầm phổ biến khi đi bộ dễ gây bệnh tim mạch, hô hấp ảnh 1

Sai lầm phổ biến khi đi bộ dễ gây bệnh tim mạch, hô hấp

Dưới đây là một số sai lầm khi đi bộ dễ gây bệnh tim mạch, hô hấp:

Đi bộ bằng mũi chân

Khi bước một bước, chúng ta nên lăn bàn chân từ gót chân lên ngón chân trước khi nhấc chân lên lần nữa. Tuy nhiên, nếu bạn là người không lăn chân mà đập chân xuống đất ngay, thì bạn có thể cảm thấy khó chịu.

Đi bộ bằng mũi chân có thể dẫn đến đau ở hông, đầu gối và mắt cá chân của bạn vì chúng hấp thụ rất nhiều cú sốc và trọng lượng. Ngoài ra, đi kiễng chân có thể dẫn đến các vấn đề với gân và bắp chân của bạn khi chúng bị căng thẳng liên tục.

Thiếu khởi động

Nhiều người cảm thấy đi bộ không phải là vận động mạnh nên thường bỏ qua các bước khởi động trước khi đi bộ.

Trên thực tế, ngay cả một bài tập tương đối nhẹ nhàng như đi bộ cũng có thể gây các tác động tiêu cực, khi cơ thể đang nghỉ ngơi đột ngột chuyển sang trạng thái vận động. Điều này gây tác động bất lợi lên hệ tim mạch và cơ bắp

Ngoài ra, nếu không khởi động, các cơ bắp, khớp trong cơ thể sẽ không làm nóng, dẫn đến khả năng vận động bị hạn chế và hiệu quả tập luyện sẽ không được tốt.

Đi bộ tùy tiện (trên vỉa hè, dưới lòng đường xe cộ đông đúc)…

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi đi bộ, chúng ta hô hấp nhiều hơn, vì vậy phổi sẽ giãn nở để tăng dung tích hít thở.

Nếu đi trên vỉa hè, lề đường, với tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi của các đô thị hiện nay, bạn sẽ hít vào lượng bụi bẩn và không khí độc hại nhiều hơn bình thường. Các loại tạp chất này có thể đi vào máu.

Cúi gằm mặt khi đi bộ

Mặc dù đã xác định đi bộ để rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe nhưng một số bạn trẻ vẫn có thói quen vừa đi vừa cuối gằm mặt xuống để bấm điện thoại. Chúng ta cần hiểu rằng, đi bộ cần một tư thế chuẩn xác. Nếu giữ thói quen không tốt này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, dần dần bạn sẽ rơi vào trạng thái thiếu oxy và chóng mặt liên tục.

Sai thời điểm

Đi bộ ngay sau bữa ăn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu, ngay cả khi chỉ đi bộ một trăm bước sau bữa ăn cũng có thể nguy hiểm.

Bởi vì sau khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung nhiều hơn ở bộ phận tiêu hóa để tăng cường chức năng tiêu hóa, lúc này nếu vận động mạnh sẽ dẫn đến lượng máu cung cấp cho cơ tim không đủ, dẫn đến thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực và thậm chí là nhồi máu cơ tim.

Nên nghỉ ngơi từ nửa tiếng đến một tiếng sau bữa ăn trước khi tập luyện.

Sải chân quá dài

Khi đi bộ, nhiều người có quan niệm rằng sải chân càng dài thì sẽ khiến bạn đi được nhanh hơn. Tuy nhiên, thực tế lại khác. Đi bộ với mức độ vừa phải và giữ chân trong tần suất nhịp nhàng sẽ giúp tránh được các sai lầm thường gặp như sải chân quá rộng hoặc tốc độ đi bộ quá nhanh.

Những sai lầm này thường xảy ra khi chúng ta mới bắt đầu luyện tập và thường dốc toàn bộ sức để đi thật nhanh. Tuy nhiên, điều này không chỉ không mang lại hiệu quả trong quá trình luyện tập mà còn có thể gây chấn thương, đau cơ, mất nước và gây mất sức trầm trọng. Vì vậy, nếu bạn muốn duy trì sự dẻo dai và tăng cường sức khỏe, hãy bắt đầu với những quãng đường ngắn và từ từ tăng tốc độ cho đến khi bạn đạt được mục tiêu của mình.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top