Thông thường các bé từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé mà thời điểm ăn dặm có thể sớm hoặc muộn hơn. Để nhận biết thời điểm ăn dặm phù hợp, cha mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm:
Bé bắt đầu cứng cáp hơn, có thể kiểm soát tốt đầu, cổ và có thể ngồi vào bàn ăn nếu được cha mẹ hỗ trợ.
Bé có cảm giác đói đêm nhiều hơn, nhanh đói hơn, ngay cả khi vừa mới bú mẹ. Đặc biệt, trẻ thèm ăn những món lạ miệng, thích nhai, cắn đồ ăn.
Thời gian thức đêm của trẻ dài hơn do bé bị đói nên không thể ngủ sâu giấc.
Thường xuyên mút tay và hay nhai chóp chép. Khi đưa đồ ăn hoặc muỗng tới gần, bé có phản xạ há miệng và nuốt dễ dàng mà không đẩy ra xa hay quay đi chỗ khác như lúc còn nhỏ.
Có xu hướng cho các món đồ xung quanh vào miệng.
Sai lầm dễ mắc phải khi cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý. Ảnh minh họa |
Dưới đây là những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mà cha mẹ không thể bỏ qua:
Không cho dầu, mỡ vào cháo/ bột của trẻ
Dầu ăn giúp trẻ dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu. Việc cha mẹ không cho hoặc cho rất ít dầu ăn vào bột, cháo của con có thể khiến trẻ không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết để phát triển.
Cho trẻ ăn quá nhiều đạm
Chế độ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt cho trẻ. Nhiều mẹ nghĩ rằng cho con ăn nhiều thịt, cá, trứng… sẽ giúp con mau lớn, tăng cân nhanh. Tuy nhiên, đây là sai lầm rất nghiêm trọng vì lượng đạm quá nhiều không những có thể làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ.
Thay vào đó, chế độ ăn của trẻ phải đa dạng các nhóm thực phẩm, ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).
Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Nhiều cha mẹ tập cho trẻ ăn dặm quá sớm (3-4 tháng tuổi). Đây là sai lầm vô cùng lớn và tai hại. Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Cho trẻ ăn quá ít rau củ
Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ không đủ chất nên thường tập trung bổ sung nhiều thịt, cá mà quên mất rằng cơ thể con người cũng cần có rau củ quả để cân bằng dinh dưỡng. Do đó, thay vì cho con ăn phong phú các loại rau, cha mẹ chỉ chọn những loại hạt, củ quả như: Hạt đậu, cà rốt, bí đỏ, có mùi vị đơn điệu và nhàm chán.
Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại rau có lá màu xanh sẫm. Đồng thời, tránh ninh, hầm các loại rau củ quá lâu gây mất chất dinh dưỡng.
Xay nhuyễn thực phẩm
Nhiều phụ huynh cho rằng nước hầm, ninh từ thực phẩm thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn phần thịt. Đây cũng là một trong những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mà không ít người mắc phải, do lo sợ trẻ bị hóc, nôn, ói khi ăn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, cách chế biến này sẽ vô tình làm mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Thay vào đó, hãy nấu chín thực phẩm ở thời gian vừa phải, sau đó mang đi xay nhuyễn, hạn chế ninh hầm quá lâu khiến dinh dưỡng bị mất đi.
Nấu 1 nồi cháo ăn cả ngày
Nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa khác lại lấy ra xay rồi nấu lại. Như thế, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị giảm hoặc mất, khiến cho bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng theo khẩu phần ăn.
Ít dùng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ
Ít sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ vì cho rằng dầu mỡ khó tiêu hóa, gây ỉa chảy là một sai lầm phổ biến, trong khi dầu mỡ lại rất cần thiết cho trẻ ở độ tuổi này.
Dầu ăn cho bé ăn dặm ở đây có thể bao gồm cả dầu thực vật hoặc dầu cá và được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cần thiết cho cơ thể cùng với những sản phẩm khác như mỡ, bơ, pho mát... Dầu ăn cũng thuộc nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành các mô mỡ có chức năng điều hoà thân nhiệt, đồng thời còn giúp cho quá trình hấp thụ một số vitamin quan trọng đối với cơ thể được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Với những công dụng đó dầu ăn không thể bỏ sót trong khẩu phần ăn của trẻ.
1 gam dầu cung cấp 9kcal, cho nên dầu ăn không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ dưới 6 tháng thì khi đó trẻ đang bú mẹ hoàn toàn và chất lượng chất béo trong sữa chiếm 50% năng lượng. Từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì chất lượng chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ cũng phải đảm bảo khoảng 40 đến 45% và dầu ăn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi cần được bổ sung khá cao. Nhưng đối với những trẻ dưới 1 tuổi thì hàm lượng năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40% và trẻ 1 tuổi thì chất béo tổng thể trong khẩu phần cung cấp khoảng 30 đến 35% năng lượng.
Trẻ ở những năm đầu đời phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần, nên nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng chất béo trong khẩu phần hàng ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh.