Rau dền đỏ hay xanh: loại nào ngon và tốt cho sức khỏe hơn?

Rau dền là một loại rau phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam. Với hương vị đặc trưng, dễ ăn và dễ trồng, rau dền hiện có hai loại chính là dền xanh và dền đỏ. Vậy, loại nào ngon và bổ dưỡng hơn?

Giá trị dinh dưỡng của rau dền đỏ và xanh

Rau dền xanh thân cứng hơn so với dền đỏ, màu sắc cũng không bắt mắt bằng. Khi chế biến, rau dền xanh thường được sử dụng cho món xào vì sẽ có độ giòn, dai nhất định.

Trong khi đó nếu để luộc hay nấu canh, rau dền đỏ phù hợp hơn vì đem lại cảm giác mềm mại, mọng nước và nhanh chín. Hơn nữa, màu đỏ của dền đỏ sẽ khiến nước canh, nước luộc trông bắt mắt hơn.

Tuy giá cả của 2 loại rau dền này tương đương nhau nhưng thực tế hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi loại rau dền lại khác nhau.

Rau dền đỏ chứa nhiều vitamin A, B1, B6, B12. Loại rau này cũng có hàm lượng sắt và canxi cao, có lợi cho người bị thiếu máu.

Còn rau dền xanh chứa vitamin A, B1, B2, C, magie, phốt pho, lysin, niacin, kali, canxi. Ngoài sử dụng như món rau thường ngày, rau dền cơm còn có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị chứng viêm dị ứng, đặc biệt tốt cho người bị bệnh gút, viêm khớp.

Rau dền đỏ hay xanh: loại nào ngon và tốt cho sức khỏe hơn?. Ảnh minh họa

Rau dền đỏ hay xanh: loại nào ngon và tốt cho sức khỏe hơn?. Ảnh minh họa

Ăn rau dền xanh hay rau dền đỏ tốt hơn?

Với hàm lượng chất xơ cao, nhiều chất dinh dưỡng và lượng calo thấp, cả hai loại rau dền đều có thể sử dụng cho những người muốn giảm cân, hạ cholesterol, tốt cho người bị tiểu đường, thiếu máu.

Do cả hai loại rau dền xanh và dền đỏ đều có những giá trị dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, khi chọn mua rau dền, bạn có thể dựa trên các yếu tố công dụng, giá trị dinh dưỡng mà mình muốn loại rau đó cung cấp để lựa chọn loại rau cho phù hợp.

Những sai lầm mà bạn nên tránh khi ăn rau dền

Người có tính hàn hoặc phụ nữ mang thai: rau dền có đặc tính là mát nên không thích hợp cho những người bị rối loạn tiêu hóa, phụ nữ có thai hay người bị chứng tiêu chảy mãn tính.

Người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận: trong rau dền chứa nhiều Axit Oxalic sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của Canxi và Kẽm vào cơ thể. Đồng thời dễ hình thành các sỏi Oxalate nên đối với những bệnh nhân đang bị các chứng bệnh này không nên dùng.

Không ăn cùng thịt ba ba: theo Đông y, thịt ba ba không nên kết hợp với rau dền bởi chúng có thể gây ngộ độc. Nếu không may ăn phải bạn cần uống nước rau muống đã giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc tố trong người ra ngoài cơ thể.

Không hâm lại nhiều lần: nếu hâm đi hâm lại nhiều lần Nitrat trong lá của rau dền sẽ chuyển thành Nitrit và đây là chất làm tăng nguy cơ gây ung thư, không tốt cho trẻ em do đó mọi người cần lưu ý.

Theo Đời sống
Thực phẩm không nên ăn cùng quả hồng

Thực phẩm không nên ăn cùng quả hồng

Quả hồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với hương vị thơm ngon, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên, kết hợp hồng cùng với một số loại thực phẩm có thể gây ra những phản ứng không mong muốn cho hệ tiêu hóa.
Những hiểu lầm thường gặp về cà phê

Những hiểu lầm thường gặp về cà phê

Dù được coi là đồ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn còn một số quan niệm chưa đúng về cà phê như cà phê gây nghiện, khiến cơ thể mất nước hay loại rang đậm chứa nhiều caffeine hơn…
back to top