Rau cải xanh rất tốt nhưng 5 nhóm người không nên ăn kẻo "ôm họa"

Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.

Rau cải không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Nghiên cứu cho thấy loại rau này chứa nhiều vitamin A, B, C, K, caroten, nicotinic, canxi...

Rau cải có vị hơi đắng, tính ấm, vào kinh phế. Cải xanh có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc, tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày,...

Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.

Rau cải xanh rất tốt nhưng 5 nhóm người không nên ăn kẻo "ôm họa". Ảnh minh họa

Rau cải xanh rất tốt nhưng 5 nhóm người không nên ăn kẻo "ôm họa". Ảnh minh họa

Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn rau cải kẻo "ôm họa" vào thân:

Người đau dạ dày, đầy bụng, trướng bụng

Những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, trướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn.

Người bị dị ứng

Những người bị dị ứng với phấn hoa cải, dầu hạt cải hay bất kỳ thành phần nào trong rau cải nên hạn chế hoặc tránh ăn loại rau này.

Người dùng thuốc chống đông máu

Rau cải chứa vitamin K, chất có khả năng kích thích đông máu. Do đó, người dùng thuốc chống đông máu như warfarin cũng nên hạn chế hoặc tránh ăn rau cải.

Người bệnh gút

Các loại rau cải hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.

Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.

Những người đang mắc bệnh suy giáp

Dù rau cải chứa nhiều loại vitamin và dinh dưỡng tốt cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, người nào đang có vấn đề về tuyến giáp, đang điều trị bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp, bướu cổ... thì không nên ăn bởi rau cải có chứa goitrin - chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.

Nếu muốn ăn, bệnh nhân suy giáp cần ngâm rửa thật kỹ rau cải rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng rau cải phù hợp để sử dụng.

Ngoài những nhóm người trên được khuyến cáo không nên ăn rau cải xanh thì các chuyên gia còn khuyến cáo người dân không nên ăn sống loại rau này vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat.

Sau khi đã chế biến, rau cải cần được ăn ngay, không nên để rau qua đêm vì lượng nitrat trong rau để lâu sẽ biến đổi thành nitrite, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top