Top 8 loại thực phẩm giàu Iod mà bạn nên biết

Cơ thể thiếu iod dễ dẫn đến bướu cổ, giảm sút trí nhớ... Iod là một vi chất mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống.

Iod (iốt) là một trong những vi chất cần thiết tham gia vào việc cấu tạo nên tuyến giáp. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất cũng như sự hình thành, phát triển các bộ phận như não, xương của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Nhu cầu Iod sẽ thay đổi theo từng nhóm tuổi như:

Từ lúc sinh ra đến 6 tháng: 110 mcg.

Trẻ 7–12 tháng: 130 mcg.

Trẻ em từ 1–8 tuổi: 90 mcg.

Trẻ em 9–13 tuổi: 120 mcg.

Trẻ 14–18 tuổi: 150 mcg.

Người lớn: 150 mcg.

Phụ nữ mang thai: 220 mcg.

Phụ nữ đang cho con bú: 290 mcg

Dưới đây là một số thực phẩm giàu iod mà bạn nên biết:

Cá tuyết

Cá tuyết tương đối ít chất béo và calo nhưng nó rất giàu i-ốt. Nhưng lượng i-ốt trong cá tuyết phụ thuộc vào khu vực mà cá được đánh bắt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gan cá tuyết cũng được biết đến với hàm lượng omega-3. Mặc dù nó không chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi hoặc cá thu, các nghiên cứu cho thấy rằng nó cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Sò điệp

Sò điệp cũng là nguồn cung cấp i ốt tuyệt vời cho cơ thể. Với mỗi khẩu phần, sò điệp có thể cung cấp 135 mcg i ốt cho mỗi khẩu phần ăn. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh trung ương được khuyên dùng.

Tôm

Loại hải sản phổ biến này cũng rất giàu i-ốt. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn ăn tôm cùng với vỏ vì nó là vỏ có chứa nồng độ iốt cao hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôm cũng chứa astaxanthin, một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tôm có màu đỏ đặc trưng. Chế độ ăn uống bổ sung astaxanthin ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Trứng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đối với trứng, lòng đỏ thường sẽ cung cấp Iod tốt. Trong đó, một quả trứng lớn có thể cung cấp khoảng 24 microgram Iod, góp phần vào nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, trứng cũng rất đa dạng và có thể được thêm vào nhiều món ăn khác nhau.

Mận khô

Mận khô là một trong những nguồn cung cấp i ốt phù hợp cho những người ăn chay. Theo thống kê, 5 quả mận khô cung cấp 13 mcg i ốt.

Ngoài ra, mận khô còn chứa hàm lượng chất xơ và sorbitol cao, giúp giảm táo bón hiệu quả. Các vitamin và khoáng chất có trong mận khô như vitamin K, vitamin A, kali và sắt giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư đại - trực tràng.

Đậu ngự (đậu Lima)

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đậu lima là nguồn cung cấp chất xơ, magie và folate được nhiều người biết tới. Hàm lượng i ốt trong đậu lima phụ thuộc nhiều vào sự biến đổi của i ốt trong đất, nước và phân bón. Theo thống kê, một cốc đậu lima nấu chín có thể chứa tới 16 mcg i-ốt.

Sản phẩm từ sữa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các sản phẩm từ sữa bao gồm: Sữa chua, phô mai,… là một nguồn Iod quan trọng khác. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp Iod mà còn mang lại nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác như canxi và protein.

Muối Iod

Muối Iod là cách đơn giản và hiệu quả để đảm bảo lượng Iod đủ. Việc thêm iod hóa kali hoặc natri vào muối ăn đã trở thành một chiến lược y tế công cộng ở nhiều quốc gia để ngăn ngừa thiếu hụt Iod. Sử dụng muối Iod trong nấu ăn có thể giúp đáp ứng nhu cầu Iod hàng ngày, mà không cần thay đổi quá nhiều thói quen ăn uống.

Theo Đời sống
5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top