Ráng bay trị bệnh xương khớp

(khoahocdoisong.vn) - Ráng bay tên khoa học là Drynaria quercifolia thuộc họ dương xỉ. Ráng bay còn gọi là ráng đuôi phượng lá sồi, cây chồn đèn, cốt toái bổ mọc hoang ở rừng rậm, hay bám vào các cây gỗ lớn vách đá trong rừng, được thu hoạch thân rễ làm thuốc. Cây dễ sống, được nhiều nơi trồng làm cảnh rất đẹp.

Ráng bay có thân rễ dày, nghiêng, có vảy hẹp, màu vàng đỏ. Lá có hai loại: Lá hứng mùn dài đến 30cm, rộng 7-15cm, hình trái xoan, không cuống, xẻ thuỳ thưa và nhọn. Lá thường có cuống dài đến 35cm, màu vàng rơm hơi xám, phiến dài tới 1,4m, rộng 30-40cm, bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Ráng bay có vị đắng, tính ấm, đi vào can, thận, tác dụng hành huyết, chỉ huyết, trừ phong, bổ thận. Chủ trị gãy xương, dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, ù tai, đau răng, thận hư.

Một số bài thuốc

 + Trị can thận phong hư, xương khớp đau nhức, thắt lưng cứng đau, đầu mặt phù thũng, chân yếu: Cốt toái bổ 20g, bán hạ 20g,  địa long 10g, kinh giới 40g, một dược 10g, ngưu tất 40g, nhục thung dung 40g, phụ tử 20g, sa nhân 20g, thảo ô 20g, tự nhiên đồng 20g, uy linh tiên 20g. Tán bột làm hoàn, to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 5– 7 viên.

+ Trị phụ nữ dương khí suy nhược, lưng đùi đau nhức, hông sườn co thắt: Cốt toái bổ 12g, binh lang 12g, chỉ xác 8g, hải đồng bì 8g, đào nhân 8g, ngưu tất 8g, đương quy 12g, quế tâm 6g, tỳ giải 8g, xích thược 10g, xuyên khung 12g. Thêm gừng và táo sắc uống.

DS Nguyễn Văn Hào (Nguyễn Tri Phương, Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top