Quả chanh chữa đầy bụng

(khoahocdoisong.vn) - Chanh là loại cây hữu dụng. Chanh được trồng lấy quả ăn, hái lá làm rau gia vị với nhiều món ăn, ngoài ra các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Theo dược lý hiện đại, trong dịch quả chanh có 80 - 82% nước, 5 - 7% axit citric, 0,75 - 0,75% đường, 0,5 - 1% protid,  tro 0,5%, vitamin C 65mg đều là dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe. Chanh còn được xem là vị thuốc quý chữa chứng người nóng đau đầu chóng mặt, huyết áp cao, mập phì hay ăn nhậu, dùng thường xuyên rất tốt

Theo y học cổ truyền, dịch quả chanh có vị rất chua tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm. Chữa trị chứng nóng nhiệt miệng khô khát, chảy máu cam, bí tiểu tiện, cầu táo, khó ngủ, hoặc chứng ngoại cảm đau đầu phát sốt, huyết áp cao. Rễ chanh tính mát không độc, tác dụng chữa chứng ho hắng, nôn mửa, đau cổ họng, chứng phạm phòng sinh đầy hơi, mất tiếng. Lá chanh có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, bỏ gân lá thái nhỏ ăn thịt gà giúp dễ tiêu, thơm ngon. Sau đây là một số bài thuốc đơn giản hiệu nghiệm.

- Chữa đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, huyết áp cao, bụng đầy chậm tiêu, lấy một quả chanh vắt nước cho ít đường uống.

- Chữa bụng đầy chậm tiêu hoặc ho đàm, nôn mửa, vỏ quả chanh phơi khô mỗi lần dùng 10 - 15g sao vàng sắc uống.

- Chữa trẻ em bí đái, trướng bụng, hái lá chanh non 5 - 10 lá giã nhỏ đắp rốn.

- Chữa viêm họng lấy múi quả chanh chấm với ít muối ngậm.

- Chữa ho viêm họng, vỏ quả chanh thái lát chưng đường phèn. Rễ sắc nước uống chữa ho hen. 

Hạt chanh sao vàng mỗi lần 5 - 10g sắc uống  trị sa đì, thoát vị bẹn, đau dạ dày. Lá chanh nấu nước xông trị cảm cúm,  nấu nước gội đầu vừa thơm, sạch gầu, mượt tóc.

Vì dịch quả chanh có vị rất chua, mỗi lần dùng không nên dùng nhiều, nhất là những người có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa.

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top