Chanh trị nám.
Theo nghiên cứu, vỏ chanh có nhiều tinh dầu, mùi thơm đặc biệt, tinh dầu màu vàng nhạt thể lỏng. Nước cốt chanh có 80% là nước, 7% axit citric, 2% axit canxi và kali. Ngoài ra, còn có protit, vitamin B, C
Lá chanh chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Theo tài liệu y học cổ truyền lá chanh có vị cay, ngột, tính bình, có tác dụng chỉ khát, sát khuẩn, tiêu đờm, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Xin giới thiệu một số bài thuốc có nguồn gốc từ chanh.
* Chữa viêm họng: Lấy chanh tươi bóc vỏ tách múi ướp vài hạt muối ngậm lâu trong họng. Rễ chanh tươi rửa sạch sắc lấy nước uống trong ngày, uống liên tục khi nào khỏi mới dừng.
* Chữa đầy bụng khó tiêu, chướng và rối loạn tiêu hóa.
* Vỏ thân cây chanh 4-10g, rửa sạch sắc uống ngày 3 lần mỗi lần một bát con. Lá chanh và ngọn non, thường dùng để làm gia vị ăn với thịt gà, luộc ốc. Ngoài ra còn nấu nước xông chữa cảm cúm, giã nát đắp lên bụng trẻ em chữa bí đái, đầy bụng ậm ạch khó tiêu.
* Chữa hen phế quản: Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, sao vàng 2 vị thuốc. Sắc 3 bát nước còn 1 bát uống làm 2 lần trong 10 ngày.
* Mát gan, tiêu độc: Lá chanh khô, lá cối xay khô, lá gai mỗi thứ 12g, rửa sạch sắc với 3 bát nước khi còn 1 bát uống trong ngày, liên tục 15 ngày kết quả khả quan.
* Trị nám da sau sinh: Sau khi sinh thường xuất hiện nám mặt, chị em dùng lá chanh tươi hoặc khô đều được đun sôi 10 phút, xông mặt không 15 phút, tinh dầu lá chanh ngấm sâu vào da trị vết nám làm cho da sáng mịn màng.
BS Kim Ngân (Phòng khám phố Vĩnh Hồ, Hà Nội)