Nuốt ngược nước mắt để "chiến đấu" với Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - “Tôi muốn mình phải thật khỏe mạnh để hoàn thành tốt công tác, sớm đoàn tụ với gia đình. Tôi muốn sớm thắp cho cha mình nén nhang. Tôi muốn sớm kể cho ông nghe câu chuyện tôi  đã cùng đồng đội chống dịch như thế nào..." - đó là chia sẻ của điều dưỡng L.M. Hiền (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trưng Vương, TPHCM) khi đang tham gia chống dịch mà không thể về gặp cha lần cuối.

Không vì tình riêng bỏ mặc đại cuộc

Từ khi Bệnh viện Trưng Vương, TPHCM chuyển đổi công năng thành Bệnh viện Điều trị Covid-19, toàn bộ nhân viên y tế của Bệnh viện chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc, phục vụ bệnh nhân điều trị Covid-19. Chị Hiền là một trong số những nhân viên trực tiếp tham gia trong trận chiến phức tạp lần này.

Gia đình chị Hiền có 4 anh em nhưng chỉ duy nhất mình chị theo nghề y nên hầu hết những việc liên quan đến sức khỏe, việc chăm sóc cha mẹ già mỗi khi trái gió trở trời đều tự tay chị chịu trách nhiệm. Cách đây, không lâu cha chị bị tai biến, liệt nửa người, một phần não xem như đã chết nên ông lúc tỉnh, lúc mê. 

Bệnh viện Trưng Vương TPHCM chuyển đổi công năng thành Bệnh viện Điều trị Covid-19.

Bệnh viện Trưng Vương TPHCM chuyển đổi công năng thành Bệnh viện Điều trị Covid-19. 

Là một điều dưỡng có tay nghề lâu năm nhưng chị không dám nhận làm thêm bất kỳ công việc nào khác vì chị muốn dành toàn bộ thời gian trống của mình để chăm lo cho cha.

Mỗi ngày, chị vẫn tranh thủ giờ nghỉ trưa ngắn ngủi để từ bệnh viện về nhà ở quận Tân Bình cho cha ăn trưa. Vì cha phải ăn bằng đường ống nên chị không an tâm khi giao lại cho người khác vì nếu không cẩn thận, không đủ kiên nhẫn có thể khiến cho ông bị sặc, bị ngộp thở.

Khi bệnh viện chuyển đổi công năng cũng có nhiều đồng nghiệp khuyên chị nên trình bày hoàn cảnh với cấp trên để được sắp xếp tạm thời nghỉ việc để chăm sóc cho cha mình. Chị Hiền cũng đã từng suy nghĩ việc mình nên ở nhà để tiện chăm sóc cha.

Nhưng rồi chị lại nghĩ, mọi người đều có cái khó riêng của bản thân mình. Nếu ai cũng vì tình riêng mà bỏ mặc đại cuộc đang phức tạp thế này, ngày nào mới quay lại cuộc sống bình thường như trước. Không thể làm khác được!

Ai cũng có cái khó riêng của bản thân mình. Nếu ai cũng vì tình riêng, ngày nào người dân Sài Gòn mới quay lại cuộc sống bình thường như trước.

Ai cũng có cái khó riêng của bản thân mình. Nếu ai cũng vì tình riêng, ngày nào người dân Sài Gòn mới quay lại cuộc sống bình thường như trước. 

Trước khi rời khỏi nhà, lòng chị đã ít nhiều bất an. Chị đã tập huấn lại cho người em các thao tác chăm sóc, cho cha ăn như thế nào, lau người ra sao để cha không bị đau, mỗi ngày phải massage để cơ thể cha không bị lở loét... Chị đã nén lại lòng mình để chào tạm biệt cha mình.

Chị còn đùa với ông: “Cha không được nhõng nhẽo những ngày con không có nhà đó nha. Con cũng sẽ thật khỏe để sớm về với gia đình”. Không ai ngờ là giây phút cuối cùng cha con chị Hiền được nhìn thấy nhau.

Ngày thứ 5 vào bệnh viện làm việc trong khu chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19, chị Hiền nhận được tin cha đã qua đời. Đầu chị trống rỗng, chị muốn nhìn mặt cha mình lần cuối. Đó là những suy nghĩ còn lại trong chị lúc ấy.

Nước mắt rơi không ngừng nghỉ bên trong khẩu trang, xuống đến ngực áo bên trong bộ đồ phòng hộ chị đang mặc. Bên trong phòng bệnh vốn rất nóng nhưng cảm giác chị lúc này vô cùng lạnh lẽo.

Không thể sống cho riêng mình

"Bản thân mình đang làm gì giữa cuộc chiến không hồi kết này. Cha mình đã mất. Mình đã mất đi người thân yêu nhất cuộc đời mình. Và lần này sẽ là lần cuối mình có thể nhìn thấy cha. Mình phải về nhà...mình phải về nhà...".

Nhân viên y tế cũng là con người nhưng nghề y đã chọn họ nhân danh cho những thiên sứ bảo vệ sức khỏe của loài người.

Nhân viên y tế cũng là con người nhưng nghề y đã chọn họ nhân danh cho những thiên sứ bảo vệ sức khỏe của loài người.

Đó là cuộc đối thoại nội tâm của chị Hiền giữa quyết định ở lại bệnh viện tiếp tục chiến đấu hay về nhà nhìn mặt cha lần cuối để chu toàn đạo hiếu của một người con.

Cuối cùng, chị vẫn ở lại. Khi thực hiện các thao tác để thay bộ đồ phòng hộ để ra ngoài chị mới sực tỉnh. Chị nhận ra rằng mình đang giữa chiến trường, nơi mà ngay cả bản thân chị cũng không thể chắc được rằng mình âm tính. Chị có thể quay về nhà được không? Câu trả lời là không.

Gia đình chị vẫn còn trẻ em, người già, chị không thể vì sự ích kỷ của bản thân mình khiến cho người xung quanh mình bị liên lụy. Vẫn biết nghĩa tử là nghĩa tận nhưng hoàn cảnh hiện tại không cho phép. Từ khi quyết định tham gia cuộc chiến này chị đã không thể sống cho riêng mình nữa rồi.

Sau khi kể xong câu chuyện này với tôi, dù mắt vẫn đỏ hoe nhưng chị Hiền đã bình tĩnh hơn rất nhiều. 

Chúng ta sẽ làm được, Sài Gòn rồi sẽ khỏe chỉ cần chúng ta cùng đồng lòng, Tôi tin chúng ta sẽ đại thắng.

Chúng ta sẽ làm được, Sài Gòn rồi sẽ khỏe chỉ cần chúng ta cùng đồng lòng, Tôi tin chúng ta sẽ đại thắng.

Khi hỏi mong muốn của chị khi này là gì, chị nói: “Tôi muốn mình phải thật khỏe mạnh để hoàn thành tốt công tác, sớm đoàn tụ với gia đình. Tôi muốn sớm thắp cho cha mình nén nhang. Tôi muốn sớm kể cho ông nghe câu chuyện tôi  đã cùng đồng đội chống dịch như thế nào. Để ông có thể tự hào về cô con gái lớn. Tôi sẽ xin lỗi vì đã không được nhìn thấy ông lần cuối”.

Và cũng có thể mỗi năm, đến ngày giỗ của ông, chị sẽ chạnh lòng vì không được nhìn ông lần cuối. Nhưng chị biết ông sẽ không giận, ông sẽ vui vẻ nhìn chị tiếp tục bước đi trên con đường chông gai mà chị đã chọn.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top