Nuôi sống thành công trẻ sinh non nặng 500 gram

Sau gần 5 tháng được đội ngũ y bác sĩ BV Phụ sản T.Ư chăm sóc, điều trị, bé sinh non nặng 500g đã được xuất viện với cân nặng gần 2.700g, bú tốt, vận động tốt. Bé là con đầu lòng của gia đình chị V.T.D. (ở Cầu Giấy, Hà Nội), vốn đã nhiều năm điều trị hiếm muộn.

Sau gần 5 tháng được đội ngũ y bác sĩ BV Phụ sản T.Ư chăm sóc, điều trị, bé sinh non nặng 500g đã được xuất viện.

Được biết bé chào đời khi mới ở tuần 26, rất nhẹ cân và trong tình trạng hệ thống hô hấp còn yếu ớt, chưa hoàn thiện, có hiện tượng thở thoi thóp, tim rời rạc và phản xạ yếu. Ngay sau khi sinh, cháu bé đã được các bác sĩ tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh theo dõi, chăm sóc.

Theo PGS. Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản T.Ư, mỗi năm, trung tâm tiếp nhận và điều trị từ 25.000 – 26.000 ca sơ sinh. Trong đó, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non tháng khoảng 4.000 ca. Trong số đó, 30% là có cân nặng dưới 1.500g, tuổi thai dưới 30 tuần. “Hiện, tỷ lệ nuôi sống của trẻ nhẹ cân, sinh non tháng nặng từ 1.000 – 1.500g đạt gần 90% và tỷ lệ sống của trẻ dưới 1.000g đạt 30%”, BS. Quyết nói.

TS. Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, BV Phụ sản T.Ư cho biết, trẻ sinh ra nặng dưới 1.000g, dưới 28 tuần được coi là sinh non, thường rất yếu và đối mặt với 8 nguy cơ cấp tính cao như: Dễ ngạt sau đẻ; suy hô hấp.

Nếu trẻ suy hô hấp chỉ 30-60 giây có thể để lại di chứng tàn tật… không còn cơ hội cấp cứu; hạ thân nhiệt và xuất huyết não phổi, viêm ruột hoại tử, rối loạn chuyển hóa điện giải, rối loạn đường huyết… Hoặc nguy cơ lâu dài, trẻ có thể bại não, giảm vận động, tăng động, sơ phổi, bệnh lý võng mắt, tỷ lệ đột tử cao, suy dinh dưỡng…

Theo Báo Giao thông

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top