Nước đang nóng sôi chớ vội mở nắp

Khi nước sôi, chị Đào Thị Hoa tiện tay mở nắp xem và cầm ấm đổ vào phích. Khi mới cầm lên, hơi nóng trong ấm phả ra mạnh khiến tay chị nóng bỏng.

Chị Đào Thị Hoa (Quất Lâm, Nam Định) nấu nước sôi đổ phích. Khi nước sôi, chị tiện tay mở nắp xem và cầm ấm đổ vào phích. Khi mới cầm lên, hơi nóng trong ấm phả ra mạnh khiến tay chị nóng ran.

Chịu không nổi, chị đặt vội, mạnh chiếc ấm xuống sàn, nước lại bắn tung tóe lên chân. Lúc sau, cả bàn tay lẫn bàn chân chị đỏ rộp, nóng ran. Đi khám bác sĩ cho biết bị bỏng nhẹ, bôi thuốc sẽ khỏi.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/mo-nap-am-nuoc-soi-300x200.jpg

Nước đang nóng sôi chớ vội mở nắp.

Lời bàn:  Đối với nước sôi, hơi nóng có áp lực lớn sẽ bốc lên, nếu không đậy nắp có nguy cơ bị bỏng. Vì thế, khi nước sôi cần chú ý đến nắp vung để giảm nguy cơ bỏng nhiệt.

Khi bị bỏng, nên ngâm tay dưới dòng nước lạnh khoảng 5 phút tùy mức độ để giảm nhiệt, tránh lấy khăn, quần áo lau chỗ bỏng làm trầy da.

Tương tự, thói quen xấu này cũng nên tránh đối với các loại nồi, ấm, nhất là chú ý van nhiệt của nồi áp suất.

BS Nguyễn Văn Tuấn

(nguyên cán bộ Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội)

Theo Đời sống
back to top