Nóng: Bộ GD&ĐT chỉ đạo các tỉnh về việc học trực tiếp

Ngày 19/10, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Theo đó, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các tỉnh rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp, đảm bảo an toàn các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều văcxin cho các cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ…

Đối với các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng chống dịch… cần nhanh chóng chỉnh sửa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.

Yêu cầu các Sở GD&ĐT rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh, bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.

Căn cứ phân loại đánh giá xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường, xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành phố để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non , giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Nguyên tắc là, khu vực nào kiểm soát được dịch bệnh thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập, chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định.

Cụ thể, việc đi học trực tiếp của học sinh sẽ tùy vào những cấp độ sau:

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp, củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình.

Căn cứ vào điều kiện thực tế các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp, với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2 , lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng chống dịch.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): Căn cứ vào tình hình thực tế và tiến dộ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học.

Với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo hình thức phù hợp.

Giáo viên phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình, có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.

Theo Đời sống
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

“Điều chúng tôi muốn hỗ trợ sinh viên là trong quá trình đó các em học được kỹ năng, tư duy khởi nghiệp và trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, điều mà các em có thể áp dụng ở mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong đời sống hàng ngày và cả sự nghiệp sau này”, TS Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, Trường Đại học VinUni chia sẻ.
back to top