Nicotin trong mọi loại thuốc lá gây nghiện tương đương heroin

(khoahocdoisong.vn) - PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch - Lâm sàng TPHCM chia sẻ, trong số các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD ), 3 /4 thuộc nhóm nặng và rất nặng. Hầu hết có tiền sử hút thuốc lá nặng.

Theo PGS.TS.BS Tuyết Lan, không chỉ tỷ lệ giảm bỏ thuốc lá truyền thống còn chậm, thuốc lá điện tử (E - cigarette) đang trở thành “xu hướng thời đại” nguy hiểm, nhất là trong giới trẻ.

PGS.TS. BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch - Lâm sàng TPHCM, khuyến cáo "1 đồng thu nhập bởi thuốc lá, 4 đồng trả lại bằng y tế,” nhất là khi vào các đợt cấp COPD hay nhập viện vì tai biến mạch máu não.

PGS.TS. BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch - Lâm sàng TPHCM, khuyến cáo "1 đồng thu nhập bởi thuốc lá, 4 đồng trả lại bằng y tế,” nhất là khi vào các đợt cấp COPD hay nhập viện vì tai biến mạch máu não.

Thuốc lá có thể gây tăng động

Trong khói thuốc có 3 thành phần chính. Gồm chất gây nghiện nicotine; thứ hai là hơn 7.000 các chất, trong đó theo thông tin mới nhất năm 2020 từ Viện Quốc gia Chống nghiện của Mỹ, 70 hóa chất gây ung thư và thứ ba là chất nhựa trong khói thuốc lá.

Theo PGS.TS.BS Tuyết Lan,người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ chết do ung thư gấp 2 lần người không hút thuốc. Người hút thuốc lá nặng, khoảng 1 gói 20 điếu/ngày, chết do ung thư sẽ cao gấp 4 lần. Những bệnh không ung thư do thuốc lá như viêm phế quản mạn tính, hen trẻ em, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hồi phục; các bệnh lý tim mạch trong đó đặc biệt 2 bệnh gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim; giãn tĩnh mạch. 40% người hút thuốc lá sẽ mắc bệnh tim mạch; viêm khớp dạng thấp; đái tháo đường type 2; suy giảm hệ thống miễn dịch…

Thuốc lá gây hại cho mọi lứa tuổi (Nguồn: internet).

Thuốc lá gây hại cho mọi lứa tuổi (Nguồn: internet).

Không chỉ hút thuốc lá trực tiếp, người hút thuốc lá thụ động cũng sẽ bị tăng ung thư phổi lên 20 - 30%, đứa trẻ có cha mẹ hút thuốc dễ mắc bệnh hen. Theo các chuyên gia, khi hút thuốc trong nhà, khói thuốc lá còn lởn vởn trong không khí 4 tiếng đồng hồ, các chất độc trong thuốc lá theo đó đọng lại trên các bề mặt bàn ghế, tường… trẻ em vô tình sờ chạm và đưa vào miệng, cũng gây ảnh hưởng đến hành vi và sức khỏe của trẻ như có thể gây tăng động, ảnh hưởng trên gan và phổi.

Thuốc lá điện tử cũng gây hại 

Sự ra đời của thuốc lá điện tử (E - cigarette) được xem như một phương tiện hỗ trợ cai thuốc lá. Tuy nhiên theo số liệu cập nhật vào tháng 11/2019 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 1272 người bệnh phổi nặng liên quan đến thuốc lá điện tử và 42 trường hợp tử vong do bệnh phổi liên quan đến thuốc lá điện tử.

ThS.BS Nguyễn Tuấn Ngọc, Phụ trách Phòng khám Cai thuốc lá, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM, tư vấn cai thuốc lá cho bệnh nhân.

ThS.BS Nguyễn Tuấn Ngọc, Phụ trách Phòng khám Cai thuốc lá, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM, tư vấn cai thuốc lá cho bệnh nhân.

ThS.BS Nguyễn Tuấn Ngọc, Phụ trách Phòng khám Cai thuốc lá, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM, giải thích, thành phần của E-cigarette gồm có những chất có hại như nicotine, vitamin E acetate, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, đặc biệt là các loại hương liệu. Ví dụ, DIACETYL (2,3-butanedione) là một chất hương liệu điển hình an toàn khi sử dụng bằng đường tiêu hóa nhưng gây độc bằng đường hít.

Chất gây hại thứ 2 trong thuốc lá điện tử là vitamin E acetate. Theo CDC, loại chất này đã được tìm thấy trong dịch rửa phế quản của 39/42 người tử vong do bệnh phổi liên quan đến E-cigarette, tuy nhiên chất này vẫn đang trong quá trình điều tra sâu hơn.

Theo các chuyên gia, nicotine, gây nghiện tương đương heroine.

Tác hại của Nicotine trong E-cigarette cũng giống như trong thuốc lá truyền thống và cuộc chiến với chất gây nghiện Nicotine sẽ còn kéo dài (Nguồn: internet).

Tác hại của Nicotine trong E-cigarette cũng giống như trong thuốc lá truyền thống và cuộc chiến với chất gây nghiện Nicotine sẽ còn kéo dài (Nguồn: internet).

Đặc biệt, trong E-cigarette, nicotine được thêm vào với nhiều nồng độ khác nhau, tác hại của nicotine trong E-cigarette cũng giống như trong thuốc lá truyền thống. Khoảng 10% người chưa từng hút thuốc lá bắt đầu hút và nghiện E - cigarette.

ThS.BS Nguyễn Tuấn Ngọc cảnh báo, E-cigarette cũng gây tình trạng hút thuốc thụ động như thuốc lá truyền thống, đặc biệt những E-cigarette không tạo ra khói khiến những người xung quanh lầm tưởng an toàn nhưng trong luồng khói phụ vẫn có nicotine và như vậy vẫn có thể gây nghiện cho những người xung quanh nếu tiếp xúc kéo dài.

Cai thuốc lá sẽ đem lại lợi ích cho mọi lứa tuổi, tăng cường sức khỏe, tăng cường chất lượng cuộc sống và thêm 10 năm tuổi thọ. Ảnh: Tư vấn cai thuốc lá tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM.

Cai thuốc lá sẽ đem lại lợi ích cho mọi lứa tuổi, tăng cường sức khỏe, tăng cường chất lượng cuộc sống và thêm 10 năm tuổi thọ. Ảnh: Tư vấn cai thuốc lá tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM.

Điều đó đã đưa đến chủ đề ngày không thuốc lá 2020 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi sự thao túng ngành công nghiệp thuốc lá và ngăn chặn họ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotine".

Các chuyên gia cho biết, quá trình cai nghiện thuốc lá là quá trình liên tục, cần ý chí của người cai và cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia, nếu không tỷ lệ cai thuốc lá thành công sẽ rất thấp và khả năng tái nghiện cũng nhiều. Các thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá hiện nay có những cơ chế tác động mới, chi phí hợp lý, ngoài những loại thuốc hỗ trợ thay thế nicotine trong thuốc lá.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top