Nhiệt độ cao người bệnh tăng huyết áp nên cảnh giác

(khoahocdoisong.vn) - Tăng huyết áp nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng có thể để lại những hậu quả xấu cho người bệnh, đặc biệt thời tiết nắng nóng là điều kiện dễ dàng cho THA phát triển.

Tại các bệnh viện, vào những ngày nắng nóng  đã ghi nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai biến, do thiếu máu não và các bệnh lý tim mạch. Các bác sĩ cho biết, nhiệt độ cao và kéo dài khiến nhiều người khó ngủ, làm THA, từ đó dẫn đến thiếu máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Thêm vào đó, thời tiết nóng khiến cơ thể dễ bực bội, tạo điều kiện cho THA. Lời khuyên đối với người có bệnh huyết áp, tim mạch là khi thấy mệt, khó thở, nhức đầu, chóng mặt thì nên nhanh chóng đo huyết áp và uống thuốc cân bằng huyết áp ngay.

Mất nước tạo điều kiện cho THA

Vào mùa hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não. Cũng giống như bệnh tim, người mắc bệnh THA trong mùa hè nếu ngủ không ngon giấc, sẽ xuất hiện hiện tượng ban đêm huyết áp tăng làm tổn hại tim mạch.

PGS.TS Nguyễn Minh Hiện, Trưởng khoa Đột quỵ não, BV Quân y 103 cho biết, nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng, đây là trở ngại cho những người vốn cao huyết áp sẵn. Người bị cao huyết áp thường cảm thấy bứt rứt khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, nếu không điều trị kịp thời, dễ dẫn đến đau tim, nhồi máu cơ tim...

Buổi trưa, thời điểm dễ xảy ra THA

Ở người bình thường, huyết áp dưới 120/ 80 mmHg, được gọi là  THA khi chỉ số đo huyết áp từ trên 140/90mmHg. Tuy vậy, ở người huyết áp bình thường thì trong 1 ngày đêm, lúc ngủ huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn lúc làm việc khoảng 20mmHg, cao hơn đỉnh lúc buổi chiều là 10%. Huyết áp bình thường cũng có thể thay đổi và biến thiên theo thời gian (huyết áp thấp nhất vào khoảng từ 1 – 3 giờ sáng lúc đang ngủ say và huyết áp cao nhất vào khoảng từ 8– 10 giờ sáng, về mùa hè huyết áp tăng cao vào buổi trưa). Vì vậy, khi thời tiết nắng nóng, những người mắc THA nên uống nhiều nước và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống để giảm được độ kết dính trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nên tạo thói quen uống 1 ly nước sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm để tránh máu đông quánh. Không tự động bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc hay dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác để điều trị cho mình. Đặc biệt tránh ra ngoài trời vào buổi trưa nếu không có việc gì thật cần thiết.

Ăn tăng cá, rau xanh, giảm ăn mặn

Vào mùa hè, người bị THA không nên ăn mặn, hạn chế uống rượu bia. Thay vì ăn thịt thì nên ăn cá vì trong cá có các loại protein làm giảm huyết áp. Đối với thịt đỏ (thịt trâu, bò, dê, ngựa), nên hạn chế hoặc không ăn. Tăng cường ăn các loại thức ăn giàu kali như giá đỗ, chuối chín, các loại đậu, khoai sọ, ngô, khoai tây. Để hạn chế xơ vữa động mạch thì nên ăn thêm các loại thực phẩm có chứa chiều vitamin C, vitamin PP như các loại quả chín (cam, quýt, bưởi, xoài) hoặc ăn nhiều rau (rau dền, rau ngót, rau đay, rau sam).

Về luyện tập, người THA nên cố gắng vận động. Quan trọng là biết tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập. Từ tuổi trung niên trở đi, người cao huyết áp nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng, có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ. Khi tập cố gắng hít thở sâu để mạch máu co giãn giúp máu lên não dễ dàng. Lưu ý, dù tập thể dục là quan trọng nhưng không nên tập hoặc đi bộ vào lúc trời nắng nóng. Nên chọn vị trí tập sao cho thuận tiện nhất đối với từng người.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top