Nhau thai khô nhập lậu bán chui trên thị trường

Nhờ người quen liên hệ với cửa hàng thuốc Đông y, chờ hai giờ sau khi đặt cọc 500.000 đồng, anh Minh Ngọc mới mua được nhau thai khô.

<!-- main content --> <div> <p style="text-align: justify;"><em>Một g&oacute;i nhau thai kh&ocirc; được b&aacute;n tr&ecirc;n thị trường. Ảnh: Cẩm Anh</em></p> <p style="text-align: justify;">Anh Ngọc ở TP HCM cho biết được người quen giới thiệu b&agrave;i thuốc bổ thận từ tử h&agrave; sa, tức nhau thai của b&agrave; đẻ. Nhau thai l&agrave; h&agrave;ng cấm ở Việt Nam, tuy vậy một số cửa h&agrave;ng đ&ocirc;ng y vẫn b&aacute;n một c&aacute;ch k&iacute;n đ&aacute;o v&agrave; phải c&oacute; người quen giới thiệu.</p> <p style="text-align: justify;">Anh Ngọc được người quen giới thiệu tới cửa h&agrave;ng thuốc đ&ocirc;ng y, đặt cọc 500.000 đồng, người b&aacute;n hẹn h&ocirc;m sau quay lại mới c&oacute; h&agrave;ng. Gi&aacute; cả t&ugrave;y thuộc trọng lượng khối nhau thai, th&ocirc;ng thường từ 300.000 đến hơn một triệu đồng n&ecirc;n tiền đặt cọc thiếu hay thừa sẽ được t&iacute;nh to&aacute;n khi nhận h&agrave;ng.</p> <p style="text-align: justify;">Cuối c&ugrave;ng anh Ngọc cũng nhận được h&agrave;ng. &quot;Đ&oacute; l&agrave; khối nhau thai kh&ocirc; c&oacute; m&agrave;u v&agrave;ng được đ&oacute;ng trong t&uacute;i nilon in chữ Trung Quốc v&agrave; kh&ocirc;ng c&oacute; nh&atilde;n m&aacute;c bằng tiếng Việt&quot;, anh cho biết.</p> <p style="text-align: justify;">Chủ cửa h&agrave;ng thuốc đ&ocirc;ng y tại TP HCM cho biết sản phẩm nhau thai kh&ocirc;, c&ograve;n gọi l&agrave; tử h&agrave; sa, b&aacute;n tr&ecirc;n thị trường đều kh&ocirc;ng r&otilde; nguồn gốc v&agrave; tr&ecirc;n bao b&igrave; c&oacute; ghi chữ Trung Quốc. B&agrave; chủ cửa h&agrave;ng hướng dẫn:&nbsp; &quot;Nhau thai được sấy kh&ocirc; ở nhiệt độ cao. C&oacute; thể xay ra h&ograve;a với nước uống, hoặc nấu chung với canh, ng&acirc;m với rượu d&ugrave;ng để chữa bệnh yếu sinh l&yacute;, bổ thận, tr&aacute;ng dương, d&agrave;nh cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, kh&oacute; c&oacute; con&quot;.</p> <p style="text-align: justify;">Dược sĩ Trần L&ecirc; Thị Hồng n&oacute;i rằng thực tế thị trường hiện nay kh&ocirc;ng c&oacute; thuốc từ tử h&agrave; sa được b&agrave;o chế trong nước. Tất cả loại tử h&agrave; sa được quảng c&aacute;o tr&ecirc;n thị trường đều l&agrave; h&agrave;ng nhập lậu.<span>Theo b&aacute;c sĩ Kiều Xu&acirc;n Dũng, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, nhau thai c&oacute; thể l&agrave; vị thuốc bổ nếu l&agrave; nhau của thai nhi, thai phụ khỏe mạnh. Tuy nhi&ecirc;n, sử dụng nhau thai c&oacute; nguy cơ mắc nhiều bệnh do nhiễm vi khuẩn, si&ecirc;u vi, k&yacute; sinh tr&ugrave;ng... Do đ&oacute; hiện nay c&aacute;c thầy thuốc Đ&ocirc;ng y cũng hạn chế d&ugrave;ng đến tử h&agrave; sa.</span></p> <p style="text-align: justify;">B&aacute;c sĩ y học cổ truyền Nguyễn Th&ugrave;y Ng&acirc;n th&igrave; khuyến c&aacute;o việc sử dụng nhau thai l&agrave;m thuốc để chữa bệnh như người b&aacute;n quảng c&aacute;o thực tế chỉ l&agrave; kinh nghiệm d&acirc;n gian, chưa được kiểm chứng khoa học. Do t&iacute;nh chất đặc th&ugrave; của nhau thai, l&agrave; bộ phận kết nối giữ người mẹ v&agrave; thai nhi trong bụng nhằm cung cấp dưỡng chất từ mẹ sang con, n&ecirc;n nhau dễ nhiễm khuẩn. Ngo&agrave;i nguy cơ l&acirc;y c&aacute;c bệnh truyền nhiễm như HIV, vi&ecirc;m gan B v&agrave; C, thuốc từ nhau thai người c&ograve;n c&oacute; thể g&acirc;y ra những đột biến, bệnh li&ecirc;n quan đến đường ti&ecirc;u h&oacute;a, nhiễm vi tr&ugrave;ng, vi khuẩn, virus, k&yacute; sinh tr&ugrave;ng...</p> <p style="text-align: justify;">Theo quy định của Bộ Y tế, nhau thai của sản phụ phải xử l&yacute; theo quy chế quản l&yacute; chất thải y tế. C&aacute;c bệnh viện đều thực hiện ti&ecirc;u hủy bệnh phẩm n&agrave;y. Do đ&oacute;, nhau thai sấy kh&ocirc; được b&aacute;n tr&ecirc;n thị trường phần lớn đều kh&ocirc;ng c&oacute; xuất xứ r&otilde; r&agrave;ng, c&oacute; thể chứa c&aacute;c chất bảo quản, vi khuẩn g&acirc;y nấm mốc, người mua phải cảnh gi&aacute;c.</p> <p style="text-align: justify;">B&aacute;c sĩ Nguyễn Thị V&acirc;n Anh, Bệnh viện Y học Cổ truyền cho rằng bằng mắt thường rất kh&oacute; để kiểm tra chất lượng v&agrave; độ an to&agrave;n của nhau thai kh&ocirc; đ&atilde; được t&aacute;n th&agrave;nh bột. &quot;Người d&acirc;n n&ecirc;n tin tưởng v&agrave;o ph&aacute;c đồ điều trị của b&aacute;c sĩ chứ kh&ocirc;ng n&ecirc;n l&agrave;m theo tin đồn d&acirc;n gian v&agrave; kh&ocirc;ng c&oacute; căn cứ khoa học m&agrave; th&ecirc;m bệnh&quot;, b&aacute;c sĩ V&acirc;n Anh khuy&ecirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Đỗ Văn Đ&ocirc;ng, Ph&oacute; Cục Quản l&yacute; Dược cho biết Việt Nam hiện cấm sản xuất, lưu h&agrave;nh thuốc l&agrave;m từ nhau thai người. Cục Quản l&yacute; Dược năm 2015 đ&atilde; ra c&ocirc;ng văn cấm sản xuất, kinh doanh c&aacute;c sản phẩm mỹ phẩm c&oacute; th&agrave;nh phần nguồn gốc từ con người.</p> <p style="text-align: justify;"><span>Theo Vnexpress</span></p> </div> <!-- end article main content -->

Theo ngaynay.vn
back to top