Ăn thịt gà, trứng gà có bị lây cúm A (H5N1)?

Người bệnh mắc cúm A (H5N1) có thể có các triệu chứng như: Sốt, ho, mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, đau họng…,

Hỏi: Thấy có người tử vong vì cúm A (H5N1) và xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm, các bà nội trợ khu nhà tôi bảo nhau không ăn thịt và trứng gia cầm vì sợ lây nhiễm bệnh. Xin hỏi, con đường lây nhiễm cúm gia cầm như thế nào?

Nguyễn Phương Hà (Hà Nội)

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trả lời: Cúm A (H5N1) là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm ở người và động vật, do virus cúm týp A, chủng H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan từ gia cầm sang người và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Đường lây truyền của cúm A(H5N1) từ người sang người hiện vẫn hiếm gặp và thường xảy ra ở những trường hợp tiếp xúc gần và liên tục với người mắc bệnh, đặc biệt trong môi trường y tế hoặc chăm sóc sức khỏe.

Người bệnh mắc cúm A (H5N1) có thể có các triệu chứng như: Sốt, ho, mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, đau họng…, những trường hợp nặng có thể suy hô hấp cấp tính do viêm phổi nặng hoặc tổn thương não biểu hiện bằng diễn tiến nhanh của các triệu chứng hô hấp như thở nhanh, khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, lơ mơ, hôn mê.

Cách phòng bệnh cúm A (H5N1) tốt nhất hiện nay là cắt đứt chuỗi lây nhiễm bằng cách:

- Tránh tiếp xúc với gia cầm nhiễm hoặc nghi nhiễm virus cúm A (H5N1)

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm hoặc người mắc cúm, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch

- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng nghi cúm

- Ăn thức ăn chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân tốt

- Tiêm phòng các loại vắc xin hô hấp đã có (như cúm mùa, phế cầu, ho gà) để có được một hệ hô hấp tốt nhất.

- Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm sống hoặc thịt gà "tái" vì có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn phổ biến nhất từ gà bao gồm: Campylobacter; Salmonella; Clostridium perfringens; E.coli...

- Cúm gia cầm không lây lan qua thực phẩm nấu chín. Không có bằng chứng nào cho thấy ăn thịt gia cầm hoặc trứng nấu chín có thể truyền virus sang người.

Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan y tế khắp thế giới đều khuyến cáo nấu ăn đúng cách là một biện pháp chung tốt và điều này càng quan trọng hơn ở những quốc gia có dịch cúm gia cầm. Virus có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt nên gia cầm phải được nấu ở nhiệt độ bên trong là 74 độ C để đảm bảo an toàn khi ăn. Tốt nhất nên nấu thực phẩm đạt tới nhiệt độ bên trong cao hơn 80 độ C. Trứng cũng phải được nấu chín kỹ cả lòng đỏ, không ăn trứng chần.

ThS BS. Ngô Thị Mai Phương (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM)

Theo Đời sống
Đối tượng sắp được tăng lương hưu

Đối tượng sắp được tăng lương hưu

Từ ngày 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực quy định lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
back to top