Nguy cơ sốc phản vệ do thuốc tiêm chứa alpha – chymotrypsin

Cục Quản lý Dược yêu cầu tăng cường tuân thủ quy trình tiêm thuốc có chứa chymotrypsin (alpha – chymotrypsin).

Trong quá trình tập hợp và phân tích dữ liệu về báo cáo ADR từ các cơ sở khám chữa bệnh, Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi các phản ứng có hại của thuốc nhận thấy có sự gia tăng rất lớn các báo cáo về phản ứng có hại, trong đó có nhiều báo cáo nghiêm trọng liên quan đến sốc phản vệ của các chế phẩm khác nhau chứa hoạt chất chymotrypsin (alpha – chymotrypsin) tại Việt Nam.

Để đảm bảo sử dụng các thuốc chứa chymotrypsin (alpha -chymotrypsin) đường tiêm an toàn, hợp lý, Cục Quản lý Dược vừa có công văn đề nghị các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện các yêu cầu sau:

Tuân thủ chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, liều dùng của thuốc, chú ý tương tác thuốc khi kê đơn thuốc có chứa chymotrypsin (alpha – chymotrypsin) đường tiêm.

Chỉ sử dụng thuốc sau khi đã khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, tránh sử dụng thuốc tiêm có chứa chymotrypsin (alpha -chymotrypsin) cho những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao xảy ra ADR phản vệ/sốc phản vệ cao.

Tăng cường tuân thủ quy trình tiêm thuốc có chứa chymotrypsin (alpha – chymotrypsin).

Phối hợp với các đơn vị kinh doanh thuốc có chứa chymotrypsin (alpha -chymotrypsin) đường tiêm tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của các thuốc này (nếu có), gửi báo cáo phản ứng có hại của thuốc về Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi các phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi các phản ứng có hại của thuốc TP. Hồ Chí Minh.

Theo Mai Hương (Suckhoedoisong.vn)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top