Ngày 28/4: Cả nước ghi nhận 7.116 ca nhiễm mới, 3 ca tử vong

Số ca nhiễm ghi nhận giảm so với ngày hôm qua là 888 ca, xuống còn 7.116 ca. Cả nước chỉ còn 629 ca thở oxy. Đã tiêm được 1.150.397 liều vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho biết, tính từ 16h ngày 27/4 đến 16h ngày 28/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.116 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 7.116 ca ghi nhận trong nước (giảm 888 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 5.862 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (913), Phú Thọ (475), Vĩnh Phúc (418), Yên Bái (305), Nghệ An (292), Lào Cai (288), Hải Dương (261), Quảng Ninh (252), Tuyên Quang (246), Thái Bình (224), Đắk Lắk (214), Thái Nguyên (209), Bắc Kạn (173), Hưng Yên (165), Nam Định (164), Quảng Bình (157), Bắc Ninh (147), Lâm Đồng (132), Đắk Nông (123), Hà Giang (118), Cao Bằng (112), Hà Tĩnh (102), Hà Nam (101).

Lạng Sơn (92), Lai Châu (91), Ninh Bình (88), Quảng Trị (83), TP. Hồ Chí Minh (82), Sơn La (81), Hòa Bình (80), Đà Nẵng (80), Vĩnh Long (74), Bình Phước (71), Bắc Giang (70), Điện Biên (66), Bình Định (58), Bến Tre (55), Thanh Hóa (54), Bình Dương (51).

Bà Rịa - Vũng Tàu (47), Phú Yên (41), Tây Ninh (35), Cà Mau (32), Quảng Ngãi (31), Hải Phòng (30), Khánh Hòa (28), Đồng Tháp (23), Bình Thuận (18), Quảng Nam (18), Thừa Thiên Huế (17), Kiên Giang (9), An Giang (5), Long An (4), Kon Tum (3), Trà Vinh (2), Đồng Nai (2), Cần Thơ (2), Hậu Giang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-245), Đắk Lắk (-113), Bắc Giang (-107).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+119), Hà Tĩnh (+102), Đắk Nông (+82).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.758 ca/ngày.

vn-28-4.jpg
Cả nước ghi nhận 7116 ca nhiễm mới, 3 cả tử vong

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.638.632 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.538 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 10.630.883 ca, trong đó có 9.239.486 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.584.454), TP. Hồ Chí Minh (608.242), Nghệ An (481.009), Bắc Giang (385.103), Bình Dương (383.360).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 79.171 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.242.303 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 629 ca.

Từ 17h30 ngày 27/4 đến 17h30 ngày 28/4 ghi nhận 3 ca tử vong tại: Kiên Giang (1), Lâm Đồng (1), Tây Ninh (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 7 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.495.440 mẫu tương đương 85.795.583 lượt người, tăng 1.045 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 27/4 có 327.296 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 213.645.290 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 195.134.871 liều: Mũi 1 là 71.440.954 liều; Mũi 2 là 68.627.272 liều; Mũi 3 là 1.505.909 liều; Mũi bổ sung là 15.225.865 liều; Mũi nhắc lại là 38.334.871 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.360.022 liều: Mũi 1 là 8.898.577 liều; Mũi 2 là 8.461.445 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.150.397 liều (mũi 1).

Theo Đời sống
Liệu pháp mới phục hồi chi trên sau đột quỵ não

Liệu pháp mới phục hồi chi trên sau đột quỵ não

Kích thích điện một chiều xuyên sọ là một phương pháp dễ dàng áp dụng, có thể mang theo, chi phí rẻ, dựa trên cơ sở dòng điện một chiều ổn định, cường độ nhỏ tác động vào não đồng thời ít có tác dụng phụ.
Bị u có dùng được mầm đậu nành không?

Bị u có dùng được mầm đậu nành không?

Có thông tin cho rằng mầm đậu nành làm tăng kích thước khối u, khiến nhiều chị em lo lắng không biết người bị u nang, u xơ có dùng được mầm đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin khoa học làm rõ vấn đề.
Những ai có nguy cơ mắc sỏi bàng quang?

Những ai có nguy cơ mắc sỏi bàng quang?

Sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến ở đường tiết niệu và chiếm tỷ lệ 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
back to top