Ngành bán lẻ nhìn từ những động thái quyết liệt của Thế giới Di động hậu Covid-19: Bữa tiệc lớn nhưng không phải ai cũng có chỗ!

Thực tế, các nhà bán lẻ quy mô tại Việt Nam đã sớm phát triển đa kênh, và Covid-19 như chất xúc tác thúc giục họ nhanh chân hơn. Điển hình, Thế giới Di động (MWG) đã chuyển đổi website từ thuần về thông tin sản phẩm sang trang chuyên bán hàng, Central Retail ráo riết làm mới hình ảnh, AEON đề ra nhiều tham vọng lớn hơn, hay Masan (MSN) cũng đang xúc tiến mô hình tiêu dùng hiện đại tiên phong (Point of Life)….

Chúng ta vừa khép lại năm 2021 – năm được ví là khó khăn không tưởng bởi ảnh hưởng của đại dịch. Hệ luỵ hiện hữu, tuy nhiên ở diễn biến ngược lại Covid-19 cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, mà cụ thể là sự chuyển dịch thói quen sống của người dân. Dĩ nhiên, không phải ai cũng có thể nắm bắt!

Bán lẻ - Bữa tiệc lớn

Hưởng lợi từ xu hướng tiêu dùng mới, thị trường bán lẻ châu Á được ví như miếng bánh béo bở với quy mô ước tính lên đến 10.000 tỷ USD, bao gồm cả Việt Nam. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Toàn cầu McKinsey (MGI), Việt Nam có vị thế rất tốt để trở thành một động lực đáng kể dẫn dắt câu chuyện tiêu dùng của châu Á bước sang một chương mới. Trong thập kỷ tiếp theo đây, tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam có thể được bổ sung thêm 36 triệu người, theo định nghĩa là những người tiêu dùng tối thiểu 11 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua (PPP).

Chưa kể, đô thị hóa cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng thu nhập. Dân số đô thị của Việt Nam dự kiến tăng vọt thêm 10 triệu người trong một thập kỷ tới khi tỷ trọng dân sô đô thị tăng từ 37% năm 2020 lên 44% năm 2030.

Cũng cần nhấn mạnh, trong cơ cấu dân số trẻ hoá đó, "công dân thế hệ số" nổi lên là khái niệm để chỉ những người sinh trong giai đoạn 1980-2012, gồm Thế hệ Z và Thế hệ Y. Dự kiến đối tượng này sẽ chiếm khoảng 40% tổng tiêu thụ của Việt Nam ở năm 2030. Thành viên của thế hệ sành công nghệ số này sống trên mạng và trên điện thoại di động. Điều này đang làm thay đổi các kênh và phương pháp trao đổi thông tin hàng ngày của người Việt, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), nơi các doanh nghiệp tầm cỡ khu vực như Shopee, Lazada và các doanh nghiệp trong nước như Tiki đang hoạt động tích cực.

Nhìn chung, sự nổi lên nhanh chóng của đối tượng người tiêu dùng số đã tiếp nhiên liệu cho những đổi mới trong hành vi bán lẻ và mua sắm. Ví dụ, mạng xã hội Zalo là một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, với 52 triệu người dùng tích cực mỗi tháng. Hay ước tính 55% Thế hệ Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, điều này khiến cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn.

Ngành bán lẻ nhìn từ những động thái quyết liệt của Thế giới Di động hậu Covid-19: Bữa tiệc lớn nhưng không phải ai cũng có chỗ! - Ảnh 1.

Như vậy, đối với các công ty bán lẻ niêm yết lúc bấy giờ, chiến lược đa kênh để hoàn thành hành trình tiêu dùng là đúng đắn để tăng doanh thu. Khi mà, một trong ba xu hướng lớn hiện nay là chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch sang thương mại hiện đại.

Theo Kantar Worldpanel, vào giữa tháng 10/2021, thị phần của các kênh trực tuyến và siêu thị nhỏ đã giảm trở lại khoảng 10% và 6%, sau khi đạt đỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 8-9. Theo dự báo của Bộ Công Thương, tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của kênh thương mại hiện đại đạt khoảng 35-40% vào năm 2025. Với dự báo này, ngành thương mại hiện đại có thể duy trì đà tăng trưởng trên hai con số trong suốt giai đoạn 2021-2025. Do đó, doanh nghiệp có chuỗi bán hàng hiện đại theo giới phân tích sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt hơn thị trường chung.

Nhưng không phải ai cũng có chỗ

Thực tế, các nhà bán lẻ quy mô tại Việt Nam đã sớm phát triển đa kênh, và Covid-19 như chất xúc tác thúc giục họ nhanh chân hơn. Điển hình, Thế giới Di động (MWG) đã chuyển đổi website từ thuần về thông tin sản phẩm sang trang chuyên bán hàng, Central Retail ráo riết làm mới hình ảnh, AEON đề ra nhiều tham vọng lớn hơn, hay Masan (MSN) cũng đang xúc tiến mô hình tiêu dùng hiện đại tiên phong (Point of Life)….

Riêng MWG – "ông lớn" với đa dạng sản phẩm từ điện thoại, điện máy và những năm gần đây là FMCGs, động thái quyết liệt thời gian qua của doanh nghiệp này là minh chứng rõ nét cho ngành bán lẻ: Bữa tiệc lớn nhưng không phải ai cũng có chỗ.

Có vẻ, MWG đang nỗ lực để có thể đi nhanh hơn trong tầm vóc quá lớn của mình. Nhảy vào mảng FMGCs từ năm 2015 và tuyên bố dồn lực trong năm 2018, Bách Hoá Xanh của MWG đang chậm lại quá trình bành trướng của mình.

Cụ thể, theo kế hoạch kinh doanh đề ra cho năm 2022, MWG dự kiến tạm ngưng mở mới chuỗi Bách Hóa Xanh, hoãn kế hoach Bắc Trung tiến để tập trung hoàn thiện nền tảng vận hành vững chắc và tối ưu hiệu quả hoạt động để sẵn sàng nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2023.

Theo đó, hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh vẫn là trụ cột mang lại dòng tiền thông qua khai thác thêm các sản phẩm-dịch vụ mới để gia tăng doanh số trên mỗi cửa hàng hiện hữu. Từ tháng 10/2021 khi Việt Nam dần nới lỏng giãn cách, MWG liên tục bung loạt ngành hàng mới từ trang sức, quần áo, đồ thể thao… đến cả bỉm sữa. Được biết, những kế hoạch này chỉ vừa được manh nha khi cả nước nói chung và Công ty nói riêng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, nhằm "gồng gánh" tăng trưởng mảng điện thoại và điện máy trong giai đoạn đã, đang bão hoà.

Ngành bán lẻ nhìn từ những động thái quyết liệt của Thế giới Di động hậu Covid-19: Bữa tiệc lớn nhưng không phải ai cũng có chỗ! - Ảnh 2.

Ngược lại, MWG dồn lực cho chiến lược bán lẻ Omni-channel, tận dụng thế mạnh sẵn có về công nghệ, đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm trên các kênh online để giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng - thuận tiện hơn và tăng sự gắn bó với các thương hiệu của tập đoàn.

Đặc biệt, không chỉ bán tất cả trong một, MWG còn bắt tay với F88 cung cấp cả dịch vụ tài chính. Cụ thể, khách hàng của F88 có thể đến các cửa hàng của Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh để vay tiền mà không cần phải mua hàng. Động thái này được đánh giá là phù hợp với xu hướng mới, tức bán lẻ không chỉ còn là bán lẻ… Trước MWG, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang của MSN cũng sớm công bố mô hình điểm mua sắm tất cả trong một, thậm chí cả hai kênh offline và online. Giai đoạn đầu, MSN đã ra mắt điểm Fresh&Chill – có Phúc Long, có WinMart, có Techcombank và cả nhà thuốc Phano.

Tựu chung, cơ hội tuy lớn nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng biến để có thể nắm bắt, bởi ngay cả "ông lớn" cũng đang phải đánh đổi quy mô của mình.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
BAC A BANK chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động - Kiosk Banking tại Hà Nội

BAC A BANK chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động - Kiosk Banking tại Hà Nội

Từ ngày 21/7/2022, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức vận hành Kiosk Banking - mô hình giao dịch ngân hàng tự động đầu tiên tại số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, TP Hà Nội, cho phép khách hàng chủ động thao tác, trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng mà không cần trực tiếp giao dịch tại quầy.
Bà Ngô Thu Hà sẽ đảm nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB từ ngày 20/7/2022.

SHB bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc

Ngày 2007, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc. Việc bổ nhiệm nằm trong lộ trình kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng chiến lược trung dài hạn của SHB trong thời gian tới.
back to top