Nên xét nghiệm axit uric định kỳ để tránh gút cấp

(khoahocdoisong.vn) - Gút là bệnh lý diễn ra do nồng độ axit uric máu vượt quá ngưỡng bão hòa của cơ thể, uric đi ra các cơ quan (thường gặp nhất là khớp, da, thận...) gây triệu chứng sưng đau khớp, sỏi thận, hạt tophi.

Bệnh nhân Trần Anh Kiệt (45 tuổi, Hà Nội) đến bệnh viện trong tình trạng sưng đau đột ngột gối phải, nóng đỏ nhẹ, đau nhiều về đêm, không sốt, vận động khó khăn. Sau khi làm xét nghiệm, chỉ số uric máu tăng (574.5umol/l), chỉ số viêm CRP tăng (10.4mg/dl), siêu âm có dịch khớp gối mức độ trung bình. Từ kết quả khám, xét nghiệm và siêu âm, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị gút cấp, hạ uric máu.

Lời bàn: ThS. BSNT Trịnh Thị Nga, chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, gút là bệnh lý diễn ra do nồng độ axit uric máu vượt quá ngưỡng bão hòa của cơ thể, uric đi ra các cơ quan (thường gặp nhất là khớp, da, thận...) gây triệu chứng sưng đau khớp, sỏi thận, hạt tophi. Vì vậy, kiểm soát uric máu là điều cần thiết với tất cả mọi người. Nam giới khỏe mạnh, hay ăn nhậu nên kiểm tra uric máu định kỳ mỗi 6 - 12 tháng. Người bị gút nên kiểm tra mỗi 3 - 6 tháng và tuân thủ phác đồ điều trị, cũng như thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện của bác sĩ. Riêng người bị gút mạn tính khó kiểm soát, nhiều đợt diễn biến cấp tính cần làm xét nghiệm uric máu hàng tháng. Khi kiểm tra uric máu nên kiểm tra kèm theo men gan và chức năng thận, bởi những rối loạn này hay đi kèm nhau, có thể ảnh hưởng đến điều trị gút.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top