Kết quả điều trị bệnh gút nặng của Viện Gút vừa được công bố tại Mỹ

(khoahocdoisong.vn) - Hình ảnh X-quang khớp ngón chân cái bị tiêu hủy gần như hoàn toàn của một bệnh nhân gút ở Việt Nam do cục tophi to như quả ổi gây ra. Sau 14 tháng điều trị tại Viện Gút (TPHCM), cục tophi trên đã tiêu nhỏ lại. Phần khớp xương bị phá hủy có dấu hiệu dần phục hồi.

Kết quả điều trị này của Viện Gút vừa được báo cáo tại phiên họp về bệnh gút, Hội nghị Thường niên Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR). Kêt quả này cũng từng được công bố tại Hội nghị Thường niên Liên đoàn chống các bệnh Thấp khớp châu Âu (EULAR). 

Phần khớp xương bị phá hủy có dấu hiệu dần phục hồi trên bệnh nhân gút nặng sau 14 tháng điều trị.

Phần khớp xương bị phá hủy có dấu hiệu dần phục hồi trên bệnh nhân gút nặng sau 14 tháng điều trị. 

Chủ trì đề tài nghiên cứu là GS Thomas Bardin ở Đại học Paris (Pháp), chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh gút cùng các cộng sự ở Đại học Paris, Bệnh viện Lariboisière - Paris và Phòng khám Đa khoa Viện Gút tại TPHCM. 

Theo GS Thomas Bardin, rất hiếm khi trang web của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ trích đăng hình ảnh minh họa kết quả điều trị của các nghiên cứu được công bố quốc tế.

Nhưng hình ảnh kết quả điều trị bệnh gút nặng của Viện Gút lần này là chưa từng có nên đã được đăng kèm theo báo cáo khoa học trên trang web của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ. Hình ảnh được công bố trên trang web là của 1 trong 10 bệnh nhân gút nặng mà Viện Gút đã điều trị thành công trong báo cáo lần này.

Nhưng phạm vi báo cáo khoa học và hình ảnh được minh họa của 10 bệnh nhân kèm theo báo cáo khoa học cũng chỉ phản ảnh được mức độ nghiêm trọng đối với khớp xương của việc bệnh nhân không được điều trị hạ nồng độ acid uric máu trong nhiều năm và kết quả sau điều trị tại Viện Gút.

GS Thomas Bardin (áo blouse trắng, ngồi thứ hai từ phải sang) đang cùng đồng nghiệp khám cho một bệnh nhân gút tại Viện Gút (Ảnh tư liệu).

GS Thomas Bardin (áo blouse trắng, ngồi thứ hai từ phải sang) đang cùng đồng nghiệp khám cho một bệnh nhân gút tại Viện Gút (Ảnh tư liệu). 

Vòng xoắn bệnh lý phức tạp của gút với các bệnh mạn tính kèm theo mà mô hình điều trị của Viện Gút đang nghiên cứu và tháo gỡ dần cho người bệnh, như: suy thận mạn, suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường týp 2, tăng men gan, xơ gan, suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên, hội chứng cushing phù nề giữ nước do người bệnh lạm dụng coticoid.

Từ đó, GS Thomas Bardin và các chuyên gia Pháp về lĩnh vực cơ xương khớp đã hoàn thành nghiên cứu kết quả điều trị hạ acid uric máu với bệnh gút nặng. Hiện nay, GS Thomas Bardin đang tiếp tục cùng một số giáo sư bác sĩ của Pháp là những chuyên gia hàng đầu thế giới về tim mạch, thận tiết niệu, nội tiết chuyển hóa và gan mật làm nghiên cứu quan sát hiệu quả điều trị lâu dài mô hình điều trị của Viện Gút.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top