Bệnh gút dễ kháng thuốc

(khoahocdoisong.vn) - Thống kê tại Mỹ cho thấy, có tới hơn 2,1 triệu người nước này bị gút, trong đó 4,2% bệnh nhân gút mạn tính đã bị kháng với tất cả các loại thuốc điều trị hiện có. Tại Việt Nam, điều trị gút cũng rất khó khăn do nhiều bệnh nhân bị dị ứng thuốc.

Nhiều tác dụng phụ từ thuốc tây

Gút là bệnh lắng đọng tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng axit uric tăng cao trong máu gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên. Bệnh nếu tái nhiều lần sẽ gây ra biến dạng khớp. Để điều trị gút, hiện nay người ta vẫn dùng hai loại thuốc chủ yếu là Chonchicin giúp ức chế quá trình oxy hóa glucose, làm giảm tính axit của mô, giảm sản xuất axit lactic từ bạch cầu, giảm môi tr­ường axit nên làm giảm kết tinh urat. Chonchicin dùng lâu dài gây ngộ độc mạn như tê bắp thịt, tê chân tay, bầm tím (do xuất huyết), tiêu chảy, yếu mệt, tăng nhiễm khuẩn, môi l­ưỡi, lòng bàn tay bị tái hay xám.

Với Allopurinol- một trong những thuốc dùng trong cơn gút cấp, nếu dùng lâu dài gây độc cho thận, hoại tử gan, viêm mạch hoại tử... Ngoài ra, điều trị gút còn gặp khó khăn do bệnh nhân thiếu sự tuân thủ phác đồ chữa trị. Bệnh nhân dùng thuốc trong những đợt gút cấp rồi bỏ thuốc làm bệnh tiến triển nặng thêm. Có những bệnh nhân vẫn ăn nhậu quá mức nên bệnh gút thường xuyên trực chờ. Có người bị loét các hạt tôphi, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây viêm khớp. Một số người biến chứng sang thận như bị sỏi thận, viêm khe thận, cầu thận.

Các vị thuốc Đông y dễ kiếm giúp điều trị gút

Điều trị gút là lâu dài, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh. Trong những cơn gút cấp thì thuốc Tây y đóng vai trò quan trọng nhưng khi bệnh đã ổn nên chuyển sang dùng bổ trợ bằng thuốc Đông y để giảm tác dụng phụ. Sói rừng là loại thảo dược được đánh giá cao trong điều trị gút. Theo Đông y, sói rừng có vị cay, tính bình với công dụng chính là giảm sưng đau, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, vì thế hỗ trợ điều trị gút vô cùng hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cây sói rừng có tác dụng chống viêm đạt hiệu quả tới 97,6%, trong đó phần lá của cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã bào chế sói rừng thành các dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trong điều trị gút, có thể sử dụng 15 – 30g rễ cây sói rừng đem rửa sạch cho vào nồi đun với 1 lít nước, đun còn một nửa đem nước này uống thay nước lọc hàng ngày. Nếu kiên trì áp dụng sẽ giúp người bệnh hạn chế phần nào cơn đau do gút gây ra.

Lá tía tô là vị thuốc tự nhiên có tác dụng giảm đau, kháng viêm và làm giãn nở mạch máu, do đó hạn chế được chứng sưng viêm ở bệnh gút. Trong lá tía to có chứa nhiều chất như vitamin A, C, sắt, canxi và tinh dầu giúp giảm đau, giảm viêm, đặc biệt là chữa các cơn đau gút cấp tính. Bên cạnh đó lá tía tô còn có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải axit uric  trong máu, ngăn ngừa bệnh gút tái phát. Người bệnh gút có thể uống nước sắc lá tía tô bằng cách, lấy 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch, vò hơi nát rồi cho vào ấm hãm uống giống như pha trà. Nếu đau khớp do gút, có thể dùng băng gạc băng cố định lá tía tô giã nát trong khoảng 30 phút vào chỗ đau. Các hoạt chất và tinh dầu sẽ ngấm vào trong gây ức chế phản ứng viêm và xoa dịu các cơn đau cho bệnh nhân gút.

Dù điều trị bằng Tây y hay Đông y hoặc kết hợp cả hai thì người bệnh gút cần đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng. Không nên kiêng khem quá dễ dẫn đến thiếu chất. Nên ăn cân đối giữa các thành phần sinh nặng lượng (đạm-béo-đường). Tỉ lệ năng lượng do các thành phần cung cấp nên là: Đạm - béo - đường = 12-15% - 18-20% - 65-70 % (theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng). Nên ăn vừa phải các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin: Các loại thịt, hải sản, các loại phủ tạng. Cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế và kiêng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Người bệnh nên uống đủ nước, giảm lượng đạm trong khẩu phần, không ăn các thực phẩm nhiều axit uric như óc, gan, bầu dục các loại phủ tạng, nước ninh xương, luộc thịt; ăn vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng axit uric trung bình như thịt, cá, hải sản, đậu đỗ, mỗi lần chỉ nên ăn 2-3 lần. Nên sử dụng các thực phẩm chứa ít axit uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, pho mát, rau quả. Hạn chế ăn các loại quả chua vì làm tăng thêm độ axit trong máu. Lượng đường, bột trong khẩu phần (gạo, bột mì, đường, bánh,kẹo có thể sử dụng với tỉ lệ cao hơn người bình thường một chút). Nên uống nước khoáng để hạ axit uric theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lương y Thu Hằng (Phùng Khoang, HN)

Theo Đời sống
Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Khi ngừng thuốc trị tăng huyết áp đột ngột, huyết áp có thể tăng lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn,...
back to top