<div> <div> <div>Mỹ đã nêu vấn đề về hoạt động của Trung Quốc ở cảng Haifa, Israel. Tập đoàn Cảng quốc tế Thượng Hải sẽ nắm quyền kiểm soát cảng này từ năm 2021. Hồi tháng Ba, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Mỹ có thể sẽ giảm bớt chia sẻ tình báo với đồng minh thân cận ở Trung Đông nếu nước này không xem xét lại các hoạt động hợp tác hạ tầng với Trung Quốc. Eyal Pinko, một chuyên gia về an ninh mạng hàng hải và tình báo thuộc đại học</div> <div><span>Bar-Ilan (Israel), tin rằng những hoạt động của người Trung Quốc ở Djibouti, Hy Lạp, Italy và các nước hoặc thân thiết hoặc là đồng minh có thể tạo ra mối nguy hiểm đối với hải quân Mỹ.</span></div> <p>Ông Pinko nói với Asia Times rằng các nhà điều hành cảng người Trung Quốc có thể giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu chiến Mỹ và NATO, thu thập thông tin về các hoạt động bảo trì tàu bè, tiếp cận các hệ thống, thiết bị nhạy cảm qua việc “đánh chặn” các tín hiệu điện từ, thu thập thông tin tình báo bằng việc sử dụng cảm biến điện tử và đương nhiên là cả những điệp viên thực thụ.</p> <p>Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các tàu chiến Mỹ vẫn tiếp tục ghé lại cảng của các nước đồng minh có sự hiện diện của người Trung Quốc.</p> <p>Hồi giữa tháng Tư, tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke USS Mitscher cập cảng Piraeus ở Hy Lạp. Phần lớn cổ phần của cảng này do Công ty cảng biển Cosco của Trung Quốc nắm giữ. Ban quản lý cảng Piraeus, do người Trung Quốc điều hành, nói rằng ngoài tàu USS Mitscher, hai tàu hải quân khác của NATO cũng đã cập cảng này trong tháng Tư.</p> <p>Gần đây, tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis đã tới thăm thành phố cảng Marseille, Pháp. Tại đây, công ty CMPort của Trung Quốc cũng nắm 25% cổ phần cảng Eurofos.</p> <p>Tuy nhiên, một phó đô đốc Pháp đã về hưu không muốn tiết lộ danh tính, cho rằng cảng EuroFos cách xa cảng Marseille, nơi tàu bè quân sự thường ra vào, ít nhất là vài dặm. Ông cho rằng CMPort “không có tiếng nói hay đóng góp gì vào chuyện quản lý, kiểm soát và an ninh”.</p> <p>Một số người ở Israel nói chính phủ Mỹ có vẻ đã nói quá về mối đe dọa nào đó, bởi người Trung Quốc không cần phải mua hay đầu tư vào cảng biển tận Israel để do thám tàu chiến Mỹ.</p> <p>Vị phó đô đốc người Pháp về hưu cũng cùng ý kiến. “Tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu Trung Quốc cần đến sự hiện diện các công ty của họ ở nơi nào đó nhằm lấy một số thông tin về tàu chiến Mỹ khi chúng cập cảng như cảng Marseille,” ông nói.</p> <p>Giới chức quản lý cảng Rotterdam (Hà Lan) từ chối bình luận về việc họ có chia sẻ mối quan ngại của chính phủ Mỹ về hoạt động của người Trung Quốc tại cảng hay không, cũng như tác động tiềm tàng từ sự hiện diện của họ đối với tàu chiến Mỹ và NATO.</p> <div> <div><img alt="Mỹ, NATO lo bị do thám khi Trung Quốc điều hành cảng khắp nơi - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/06/04/000_1a54n7_900x540_qckr.jpg" /><span>Công nhân đang làm việc tại cảng Piraeus, Hy Lap, nơi công ty Trung Quốc nắm số cổ phần chi phối</span></div> </div> <p>Về phần mình, Bộ Vận tải và Hạ tầng Italy nói các cảng thương mại ở nước này không có ràng buộc nào về an ninh để phải xử lý các hoạt động tình báo có thể có của người Trung Quốc.</p> <p>Nói với Asia Times, Ban quản lý cảng Genoa (Italy) nói hoạt động gián điệp của người Trung Quốc không phải là vấn đề bởi vì tàu chiến Mỹ và NATO không sử dụng các cảng thương mại của Italy.</p> <p>Nhưng Bộ Tư lệnh hải quân Đồng minh (chỉ huy trung tâm của tất cả các lực lượng hàng hải của NATO) ở Northwood, Anh, nói ngược lại. “Trong số các chuyến viếng thăm của tàu chiến NATO tới Italy trong năm ngoái, ¼ là cập các cảng thương mại”, một phát ngôn viên của NATO nói. “NATO đôi khi sử dụng các cảng dân sự, cho dù đa phần dựa vào các cơ sở quân sự”.</p> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Mỹ, NATO lo bị do thám khi Trung Quốc điều hành cảng khắp nơi
Lo ngại về an ninh đã xuất hiện tại những cảng do người Trung Quốc điều hành khắp châu Âu và cũng là những điểm cập bến của tàu chiến Mỹ và NATO.
Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Kiev cắt đứt quan hệ ngoại giao với Moscow, tuyên bố diệt nhiều xe tăng
Sáng sớm ngày 24/2, Tổng thống Vladimir Putin thông báo Nga chính thức triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm thực thi hòa bình ở Ukraine.
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine làm lộ ra những lỗ hổng chính trị ở châu Á
Nóng bỏng chiến sự Nga - Ukraine: Quân Nga cách thủ đô Kiev 30 km, chính quyền của tổng thống Zelensky "bị bỏ rơi"
Công ty mẹ của Facebook có thể bị phạt đến hàng trăm tỷ USD
Ukraine cáo buộc Nga chặn hỗ trợ nhân đạo ở Mariupol
Nga kêu gọi Mỹ ngừng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine
Trong một tuyên bố trên kênh Telegram của cơ quan đại diện ngoại giao Nga, Đại sứ quán Nga tại Washington đã kêu gọi Hoa Kỳ ngừng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Nhật Bản viện trợ bổ sung cho Ukraine và các nước láng giềng
Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp thêm 100 triệu USD hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine và các nước láng giềng.
Nga 2 lần yêu cầu HĐBA họp khẩn nhưng bất thành, sẽ nộp bằng chứng "thảm sát Bucha"
Nga cáo buộc Vương quốc Anh, chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã từ chối yêu cầu của Nga về một cuộc họp khẩn cấp.
Nga đồng ý đề xuất thoát xung đột với Ukraine
Nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine cho biết Nga đã đồng ý "bằng lời các đề xuất quan trọng của Kiev", dấy lên hy vọng chấm dứt xung đột
Đàm phán Nga - Ukraina: Dấu hiệu tích cực trong việc chấm dứt xung đột
Vòng đàm phán Nga - Ukraina trực tiếp diễn ra tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/3 ã kết thúc sau gần 3 tiếng đồng hồ với nhiều tín hiệu tích cực.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đình chỉ quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus
Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật đình chỉ quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus - nỗ lực mới nhất của các nhà lập pháp Mỹ nhằm trừng phạt nền kinh tế Nga sau cuộc tấn công quân sự vào Ukraine.
Vương quốc Anh ứng phó với giá dầu tăng vọt như thế nào?
Theo Thủ tướng Anh Boris Johnson, Vương quốc Anh sẽ đề ra chiến lược năng lượng quốc gia mới vào tuần tới, trong bối cảnh "sự không chắc chắn toàn cầu" gây ra bởi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine
Nga áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden, và các quan chức Mỹ khác.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Nga đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden, con trai của ông, Ngoại trưởng Antony Blinken, các quan chức Mỹ khác và “những cá nhân liên quan đến họ”.
EU tăng cường các biện pháp trừng phạt nhắm vào hơn 600 công dân Nga
Các bộ trưởng tài chính châu Âu đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ tư nhắm vào hơn 600 công dân Nga, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire gọi là "quyết định lịch sử".
Thủ tướng Anh “đau đớn” từ chối yêu cầu của Tổng thống Ukraine về khu vực cấm bay
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết "hoàn toàn đau đớn" khi từ chối yêu cầu của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy về một vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine.