Món ăn bồi bổ từ nội tạng lợn

(khoahocdoisong.vn) - Biết cách phối hợp nội tạng lợn với một số thực phẩm và thảo dược không chỉ tạo nên món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh.

Nội tạng lợn có tim, phổi, ruột, gan, bầu dục, lưỡi lợn... nói chung cũng là một món ăn tốt, có giá trị dinh dưỡng cao. Tra theo bảng thành phần dinh dưỡng, các nội tạng thường cho lượng calo năng lượng tương đương thịt nạc (100 - 150 calo/100g), hàm lượng protein khoảng 16 - 22% trọng lượng (trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo trung bình từ 5 - 7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và cholesterol. Đặc biệt, trong nội tạng rất giàu vitamin, sắt, kẽm, folate, cholin, coenzyme Q10, omega-3... tốt cho sức khỏe. Gan và bầu dục lợn có chứa nhiều sắt, nhất là hàm lượng sắt trong gan lợn là nhiều nhất. Gan lợn dùng để bồi bổ cho người bị thiếu máu.

Theo Đông y, “dĩ tạng bổ tạng”, “đồng khí tương cầu”. Có nghĩa là người bị bệnh phổi nên ăn nhiều phổi lợn, phổi lợn có thể bổ phế, cắt ho; Người chức năng tim không được tốt nên ăn nhiều tim lợn, tim lợn có thể bổ tâm an thần; Người chức năng tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng nên ăn nhiều ruột lợn, ruột lợn có thể bổ hư tổn, kiện tỳ vị... 

Thận hư đau lưng: Bầu dục lợn 1 quả, cốt toái bổ 6g. Trước tiên rửa sạch bầu dục, bổ ra, cắt bỏ màng gân ở giữa, cho bột cốt toái bổ vào trong bầu dục, dùng chỉ buộc chặt, cho nước vào luộc chín, rồi lấy ra ăn, uống cả nước.

Lao phổi ho, ho ra máu: Xuyên bối 5g, tuyết lê 2 quả, phổi lợn 40g, một ít đường phèn. Xuyên bối mẫu rửa sạch, lê gọt vỏ, cắt hạt lựu khoảng 1 cm. Phổi lợn rửa sạch, nặn bóp bỏ bọt, thái miếng có chiều dài 2cm, rộng 1cm. Sau đó cho xuyên bối, phổi lợn, lê vào trong nồi đất, cho đường phèn vào nước, đun lửa to cho sôi, sau đó hạ lửa nhỏ hầm 3 tiếng là được.

Buồn bực, mất ngủ, đánh trống ngực: Bái tử nhân 10g, tim lợn 1 quả. Tim lợn rửa sạch hết tiết bẩn, cho bá tử nhân vào trong tim lợn, hầm cách thủy chín là ăn được. Khoảng 3 ngày ăn 1 lần, thường 2 – 3 lần là thấy hiệu quả rõ.

Tỳ hư tiêu chảy, ăn ít, gầy còm: Ruột lợn 1 chiếc, hạt sen 40 hạt, dầu vừng, muối, hành, gừng, tỏi. Trước tiên cho nước, hạt sen vào ruột lợn đã rửa sạch, dùng chỉ khâu buộc lại, rồi cho vào trong liễn rồi sau đó đặt liễn vào trong nồi, đun cách thủy cho chín vớt ra để nguội. Sau đó thái nhỏ dồi lợn cho cùng với hạt sen vào khay đĩa, cho gia vị vào trộn đều là được.

Thiếu máu, mặt vàng: Gan lợn 100g, rửa sạch thái thành miếng nhỏ, gạo tẻ 100g, hành, gừng, dầu, muối, vừa phải, cho nước vào nấu thành cháo, đợi gan chín, cháo sánh là ăn được. Hàng ngày ăn sáng lúc đói.

Lưu ý: Trong nội tạng động vật có chứa nhiều purin và cholesterol tương đối cao, cho nên những người bị gút, mỡ máu cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch... nên ít ăn nội tạng động vật.

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top