Món ăn bồi bổ giúp phục hồi viêm gan cấp

Viêm gan cấp nếu không được điều trị có thể biến chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Người vị viêm gan cấp ngoài việc uống thuốc điều trị ra, còn nên bồi bổ cho đúng cách mới có tác dụng trị liệu.

Viêm gan cấp là tình trạng viêm gan phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi người bệnh bị bệnh. Viêm gan cấp thường do nhiễm virus viêm gan A, B hoặc C nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác gây ra bao gồm: viêm gan tự miễn, viêm gan do thuốc, chất gây nghiện, độc tố và rượu.

Viêm gan cấp do thời gian lâm bệnh ngắn và chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng nếu có, có thể bao gồm: Mệt mỏi; Chán ăn; Buồn nôn và nôn; Vàng da (vàng da và mắt); Đau dạ dày; Nước tiểu màu đen hoặc màu vàng sậm; Phân trắng giống phân cò...Một số triệu chứng khác như sốt nhẹ thoáng qua, phát ban không đặc hiệu trong thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ đầu của bệnh thường không có ngứa nhưng bạn sẽ ngứa nhiều khi tình trạng vàng da kéo dài. Bệnh nếu không được điều trị có thể biến chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan.

Trong bệnh lý viêm gan cấp, gan bị trục trặc đột ngột, nên hoạt động bình thường của lá gan bị xáo trộn, người bệnh cần giảm bớt mỡ, bơ, dầu, không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng...

Cần tăng sử dụng một số chất để cung cấp đủ năng lượng, giúp gan hồi phục tốt hơn như: tăng chất bột đường từ gạo, mật ong, trái cây ngọt, chuối. Nên dùng những thức ăn giàu đạm có giá trị dinh dưỡng cao như lòng trắng trứng, thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc, cá nạc, đậu hủ, sữa đã tách bơ.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp các khoáng chất và các vitamine A, D, B, C …là những yếu tố cần thiết cho hoạt động bình thường của gan. Ngưng rượu bia, tránh sử dụng những thuốc độc cho gan.

Đặc biệt, ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh nên bồi bổ bằng các món ăn sau để hỗ trợ trị liệu, giúp gan nhanh chóng phục hồi.

viem-gan-cap-1.jpg
Cơm lươn rất tốt cho người viêm gan cấp tính

Cháo gạo tẻ nấu cà rốt, rau cần: Cà chua, cà rốt, rau cần, mỡ lợn, gạo tẻ. Cà chua thái hạt lựu 1 thìa, cà rốt xay thành bột ½ thìa, rau cần xay nhuyễn ½ thìa, mỡ lợn ½ thìa. Những nguyên liệu trên khuấy vào trong cháo gạo tẻ đã nấu chín, nêm muối, mì chính, làm bữa ăn phụ. Có thể trị liệu phụ trợ cho viêm gan B.

Lươn hấp cơm: Lươn 20 con không cần mổ ruột, dùng khăn vải khô lau sạch lớp nhớt bên ngoài. Đợi cho cơm sôi, cắt đứt đuôi lươn (dài khoảng 2 cm), cho ngay lươn vào trong nồi, đậy nắp nồi lại, lươn giãy giụa trong nồi cơm, tiết ở đuôn lươn sẽ chảy vào trong cơm, ủ cơm chín, lươn chín, trộn đều cơm với lươn, cho dầu, muối, gia vị là ăn được. Món cơm này sẽ cải thiện chứng vàng da.

Cháo trứng gà sơn dược: Sơn dược 50g, lòng đỏ trứng 2 cái, gạo tẻ 150g. Đập trứng gà bỏ lòng trắng trứng giữ lòng đỏ lại, dùng đũa đánh tan lòng đỏ. Trước tiên, cho sơn dược, gạo tẻ vào nồi, cho nước vừa. Bắc nồi lên lửa to đun sôi, rồi hạ lửa nhỏ ninh cho chín. Trước khi bắc nồi ra, cho lòng đỏ trứng gà vào trong cháo, khuấy đều cho sôi lên là được. Có thể làm dùng thức ăn chính.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top