Mẹo mọc tóc lại hậu sốt xuất huyết

Hậu sốt xuất huyết và mắc các bệnh truyền nhiễm khoảng vài tuần, không ít người bị rụng tóc. Ngoài điều trị y tế, một số chất dinh dưỡng, thực phẩm hàng ngày có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc, giúp loại bỏ các vấn đề rụng tóc.

Bí quyết ngăn ngừa, phục hồi tóc rụng

Bổ sung sắt: Theo nghiên cứu khoa học, 30% trong số những người bị rụng tóc thiếu sắt trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, như: Đậu tương, đậu đen, trứng, tôm, đậu phộng, rau bina, cá, chuối, cà rốt, khoai tây…

Bổ sung protein thực vật: Đối với những người bị rụng tóc, hàm lượng của methionine trong cơ thể bị giảm rõ rệt. Vì thế, họ nên ăn nhiều đồ có chứa methionine như đậu tương, vừng đen, ngô…

Ăn nhiều trái cây và rau xanh: Rụng tóc thường xảy ra ở phụ nữ. Điều này là bởi họ hay ăn thực phẩm ngọt, béo trong thời gian dài. Nó làm cho tích lũy axit (như axit lactic và axit nitric) trong cơ thể, sản xuất chất độc có tính axit.

Nên ăn ít gan và thịt, bởi vì các chất có tính axit trong những thực phẩm này sẽ gây ra quá nhiều chất độc. Rau và trái cây là thực phẩm chứa nhiều chất kiềm, có thể trung hòa độc tố có tính axit, rất cần thiết cho thực đơn hàng ngày.

Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau, sẽ tốt cho sức khỏe.

Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau, sẽ tốt cho sức khỏe.

Bổ sung I-ốt: Sức khỏe của tóc có liên quan chặt chẽ các chức năng của tuyến giáp. Đủ lượng i-ốt có thể tăng cường chức năng của tuyến giáp, rất có lợi cho tóc. Người bị rụng tóc có thể ăn các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt như rong biển, hải sản…

Vitamin E: Vitamin E có thể chống lại sự lão hóa của tóc, thúc đẩy sự phân chia tế bào tóc và tăng trưởng của tóc. Có rất nhiều loại thực phẩm chứa một lượng lớn các vitamin E, như rau diếp tươi, bắp cải xanh, vừng, lạc….

Ngoài ra, nên thay đổi một số thói quen thường nhật để khắc phục tình trạng này.

Nói không với đồ ăn vặt: Điều đầu tiên cần làm để có mái tóc khỏe là chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Nên ăn thực phẩm giàu protein như gạo lứt, đậu đen, đậu xanh.

Uống nhiều nước: Nước không chỉ giúp có làn da khỏe mạnh, mà còn giữ cho chân tóc chắc khỏe.

Không ăn kiêng quá mức: Không nên ăn kiêng khem quá mức hoặc nhịn đói để giảm cân vì điều này gây hại cho tóc.

Mát-xa tóc: Mát-xa tóc bằng một số loại dầu có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc. Xoa dầu vào da đầu ít nhất một hoặc hai giờ để khôi phục độ ẩm của mái tóc. Nó sẽ bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc tốt. Bạn có thể mát-xa da đầu với dầu dừa, hạnh nhân hoặc dầu ô liu, hay cũng có thể dùng một số dầu dưỡng tóc dạng thuốc bán trên thị trường để đạt hiệu quả cao hơn.

Chống căng thẳng: Căng thẳng là yếu tố chính dẫn đến rụng tóc, vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát nó bằng các bài tập thiền, yoga và tập hít thở.

Tránh tắm bồn nước nóng thường xuyên: Nước nóng sẽ mở các lỗ chân lông, làm cho nang tóc dễ gãy dẫn đến rụng tóc. Một điều khác cần lưu ý là sử dụng lược dày, tránh chải tóc mạnh nếu bị rụng tóc.

Tránh buộc tóc chặt: Nếu có mái tóc dài, bạn tránh buộc tóc lâu vì có thể dẫn tới rụng tóc. Hạn chế thay đổi kiểu tóc vì hóa chất và sức nóng làm tổn hại đến tóc.

Sống lành mạnh: Sống lành mạnh là chìa khóa để giữ cho bạn có sức khỏe tốt, trong đó có làn da và mái tóc. Nên ngủ nhiều vì thiếu ngủ càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Ngoài ra, cần nói không với thuốc lá và rượu.

Nếu tóc vẫn còn rụng dai dẳng, hãy nghe tư vấn các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Sốt gây rụng tóc telogen giai đoạn thoái hóa

Thật ra, không chỉ sốt xuất huyết mà mọi bệnh gây sốt cao đều có thể để lại hậu quả rụng tóc. Đó là do khi bị sốt, máu tập trung nuôi dưỡng các phủ tạng quan trọng (tim, não, thận...) và được huy động đến ổ nhiễm trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Khi đó, máu đến da để nuôi dưỡng các nang tóc bị giảm sút, vì da không phải là bộ phận được ưu tiên. Sự kém nuôi dưỡng không gây rụng tóc ngay mà thường phải cần vài tuần.

Rụng tóc là một trong những di chứng thường thấy sau khi bị sốt xuất huyết.

Rụng tóc là một trong những di chứng thường thấy sau khi bị sốt xuất huyết.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh truyền nhiễm gây rụng tóc ở giai đoạn thoái hóa, hay còn gọi là rụng tóc telogen. Tóc có nhiều giai đoạn phát triển:

Giai đoạn tăng trưởng (anagen phase): 85% số tóc ở giai đoạn tăng trưởng các tế bào tóc sẽ phân bào, tóc dài ra. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 3 năm đối với nam giới, 6 đến 8 năm đối với phụ nữ.

Giai đoạn ngừng tăng trưởng (catagen phase): 1% số tóc ở giai đoạn ngừng phát triển, các nang tóc sẽ co lại, tách khỏi nhú bì thiếu máu nuôi tuy nhiên tóc chưa rụng. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Giai đoạn thoái hóa (telogen phase): 14% số tóc ở giai đoạn thoái triển còn gọi là giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 tháng, sau đó tóc sẽ bị rụng đi. Sau khi tóc rụng, tóc mới sẽ mọc ra từ chân tóc và chu kỳ tăng trưởng sẽ bắt đầu trở lại.

BOX: Bệnh truyền nhiễm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rụng tóc mà là do các yếu tố có liên quan đến nó như: Sốt cao, phản ứng miễn dịch, stress, dinh dưỡng kém, vệ sinh da đầu kém, kém lưu thông máu ở da đầu…

TS.BS Phạm Đăng Bảng (Giám đốc chuyên môn tại TTClinc)

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top