Măng tây
Lợi ích của măng tây không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp kiểm soát tiểu đường, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngừa ung thư. Nếu chăm ăn thường xuyên thì nó còn hỗ trợ giảm cân nhanh vì gần như không chứa calo. Vào những lần "đèn đỏ", chị em có thể dùng như một phương thuốc giảm chướng bụng.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, trong măng tây còn chứa một loại enzyme đặc biệt, giúp nó tự loại bỏ các loại thuốc trừ sâu mà con người phun vào. Các nhà khoa học giải thích, đây chính là lý do mà hầu như măng tây đều chứa rất ít hóa chất độc hại, thậm chí là sạch 100%. Có thể chế biến thành nhiều món ngon như măng tây xào tôm, thịt xông khói cuộn măng tây hoặc làm salad, súp… đều tốt.
Bắp cải
Bắp cải là loại rau củ sở hữu lượng nước dồi dào, ít chất béo và không chứa cholesterol phù hợp với người mắc bệnh tim mạch. Nó còn chứa lượng lớn vitamin E giúp cơ thể sản sinh collagen – một hợp chất giữ cho da luôn căng mịn và trẻ trung, thậm chí là chống lại các gốc tự do gây lão hóa sớm.
Ảnh minh họa |
Theo các chuyên gia cho biết, bắp cải có khả năng tự sản sinh chất glucosinolate giúp bảo vệ và ngăn côn trùng tấn công. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, nông dân không cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu để diệt bọ, bản thân bắp cải đã tự chống chọi một cách tốt nhất rồi.
Đậu Hà Lan
Đây là một trong những loại đậu lành mạnh, có hàm lượng chất béo thấp và giàu chất xơ nên được nhiều người lựa chọn trong thực đơn giảm cân. Chưa hết, đậu Hà Lan còn giảm bớt tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ngừa chuột rút và đau bụng kinh cho phụ nữ. Nó cũng chứa coumestrol giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa |
Một trong những điểm mạnh của đậu Hà Lan chính là có lớp vỏ dày bên ngoài. Chúng không những bảo vệ hạt đậu khỏi không khí mà còn ngăn thuốc trừ sâu xâm nhập vào. Chỉ cần về tách vỏ lấy đậu là có thể ăn được ngay, không phải lo ngâm rửa quá kỹ như những thực phẩm khác.
Ngô
Một hạt ngô chứa rất nhiều Beta-cryptoxanthin - một chất chống lại oxy hoá và ngừa ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu, chất này có thể giảm đến 27% nguy cơ gây ung thư phổi và ung thư vú ở phụ nữ.
Ảnh minh họa |
Có lẽ rất nhiều người thấy khó chịu khi phải bóc từng lớp vỏ dày lúc ăn ngô. Nhưng thực tế, chúng lại là "lớp giáp" bảo vệ ngô khỏi những tác động từ môi trường, trong đó có thuốc trừ sâu và hóa chất gây hại. Ngô rất tốt với sức khỏe nên bạn hãy tích cực bổ sung thêm, có thể ăn nguyên chất hoặc chế biến thành những món ngon khác như chè ngô hay sữa ngô…
Cà tím
Trong số mẫu cà tím được thí nghiệm, có khoảng 75% không có lượng thuốc trừ sâu còn dư lại, và trong số này có ít hơn 3 loại thuốc trừ sâu được tìm thấy. Hầu hết những mẫu cà tím này sẽ được đem đi rửa sạch với nước trong vòng 15-20 giây, sau đó để ráo nước.
Ảnh minh họa |
Tương tự như cà chua, cà tím cũng rất dễ bị các loại sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, do phần vỏ của cà chua tương đối mỏng manh nên chúng đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách Dirty Dozen TM của Nhóm Công tác Môi trường (EWG) về các sản phẩm bị nhiễm nhiều thuốc trừ sâu.
Đối với những người ăn chay, cà tím chính là một lựa chọn tuyệt vời. Cà tím thường được sử dụng để làm thành phần chính trong bánh mì kẹp thịt.
Súp lơ
Có khoảng 50% số súp lơ được thử nghiệm không chứa lượng thuốc trừ sâu còn sót lại. Trong các mẫu súp lơ này, có tới 30% đã bị nhiễm imidacloprid- một loại thuốc trừ sâu có thể làm giảm số lượng của ong rừng và ong mật, ảnh hưởng đến việc thụ phấn của các cây lương thực. Do đó, súp lơ hữu cơ chính là một lựa chọn thông minh và thân thiện với môi trường.
Ảnh minh họa |
Có thể thấy, súp lơ xanh là một loại rau có chứa nhiều vitamin C, cùng các hợp chất thực vật có lợi khác giúp làm giảm các tình trạng viêm, ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.