Mẹ bầu không bổ sung đủ canxi, con dễ mắc bệnh này

Trẻ sơ sinh 1,5 tháng tuổi chuyển từ Sóc Trăng đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng co giật, tím tái. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị hạ canxi máu.

Theo ghi nhận, bé trai CB. L. T. N. B thường quấy khóc, khóc đêm, ọc sữa, vặn mình, Trước khi nhập viện 3 ngày, bé thường bị sốt nhẹ, ho, gồng giật từng cơn, 30 - 40 giây/cơn, ngày 3 - 4 cơn.

tre-so-sinh-bi-ha-calci-mau.jpg
Trẻ sơ sinh co giật toàn thân, tím tái, biểu hiện sớm do bị hạ canxi máu vì thiếu dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.

Trẻ sơ sinh đã phải vào bệnh viện địa phương điều trị cấp cứu chống co giật, tuy nhiên, mỗi ngày trẻ lên cơn co giật nhiều hơn 7 - 8 cơn/ngày nên chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Tại đây, trẻ tím tái, co giật toàn thân, nhiều đàm nhớt, thở yếu, nên được đặt nội khí quản giúp thở qua máy, chống co giật.

BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyến cáo, đây là trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ canxi máu, biểu hiện sớm do thiếu dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.

Các bà mẹ mang thai cần phải ăn uống đủ chất, nhất là bổ sung thực phẩm giàu canxi như xương hầm, tôm, cua, cá…

Các bà mẹ sau sinh vẫn phải tiếp tục ăn đủ chất trong đó có calci, để trẻ được hưởng nguồn canxi từ sữa mẹ.

Trẻ cần tắm nắng 10 phút vào mỗi buổi sáng trước 8 giờ, giúp trẻ đủ vitamin D cần thiết cho sự hấp thu calci ở ruột, tránh bệnh còi xương và hạ calci máu nặng.

Bệnh nhi nói trên được điều trị bổ sung canxi máu truyền tĩnh mạch cấp cứu giai đoạn đầu, sau đó bổ sung canxi và vitamin D qua đường uống.

Sau 1 tuần điều trị, trẻ dần cải thiện, hết co giật, tỉnh táo, được cai máy thở, bú khá.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top