Co giật vì tiêu chảy uống nước không đúng cách

(khoahocdoisong.vn) - Khi tiêu chảy, cần phải uống nhiều nước nhưng phải là nước có điện giải (nước pha oserol). Nếu uống quá nhiều nước lọc thông thường thì sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn điện giải vốn sẵn có của bệnh.

Bé Nguyễn Văn H. (7 tuổi, Hà Nội) bị tiêu chảy, ngày đi 5 – 6 lần. Vì bé không chịu uống nước oserol, sợ con bị mất nước nên ngoài uống thuốc, mẹ bắt bé liên tục uống nước lọc. Sang ngày thứ 2, bệnh của bé không đỡ mà ngày càng nặng, đi ngoài liên tục. Đến khi bé bị co giật, gia đình đưa đi cấp cứu mới biết nguyên nhân là do rối loạn điện giải vì uống nước không đúng cách.

Lời bàn: BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, khi tiêu chảy, cần phải uống nhiều nước nhưng phải là nước có điện giải (nước pha oserol). Nếu trẻ không uống được oresol, có thể pha nước đường, muối theo tỉ lệ: 8 thìa cafe đường, 1 thìa cafe muối trong 1l nước cho trẻ uống dần. Hoặc có thể thêm chút muối vào nước cháo loãng hay nước hoa quả, nước dừa... cho trẻ dễ uống. Cần lưu ý, khi bị rối loạn điện giải nặng, nếu uống quá nhiều nước lọc có thể khiến tình trạng rối loạn điện giải nặng thêm với biểu hiện mệt mỏi, co giật...

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top