Bồi bổ cho trẻ bị tiêu chảy mạn tính

(khoahocdoisong.vn) - Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những đợt tiêu chảy kéo dài thường làm cho tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngày một xấu đi, và đây cũng được coi là một nguy cơ có thể dẫn đến tử vong cho trẻ. Vì vậy, ngoài việc điều trị còn cần bồi bổ tại chỗ cho đúng cách để cải thiện tình trạng dinh dưỡng bình thường cho trẻ.

Chọn thực phẩm có tác dụng trị liệu

Tiêu chảy kéo dài trong khoảng 4 tuần được coi là tiêu chảy mạn tính. Bệnh còn được gọi là rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ ỉa chảy, trong phân thường có bã thức ăn, không tiêu hóa được, bị lâu không khỏi, lại thường cứ vừa ăn vào lại bị ỉa chảy. Khi tiêu chảy kéo dài trong khoảng vài ngày sẽ dẫn tới tình trạng mất nước. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng đặc biệt dễ bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy. Chất điện giải là các muối khoáng đóng vai trò vào hoạt động của cơ, điều hòa lượng nước và tính acid của máu. Cần cho trẻ đi cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 24h, nhất là kèm theo sốt. Tiêu chảy mạn tính có thể dẫn tới shock hay tổn thương các cơ quan ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tiêu chảy là nguyên nhân chủ yếu gây ra suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Vì vậy, ngoài việc điều trị ra còn cần bồi bổ tại chỗ cho đúng cách để cải thiện tình trạng dinh dưỡng bất thường cho trẻ.

Cần cho trẻ uống nhiều nước chè nhạt, sữa bò chua, bột ngó sen nhạt, nước cà rốt...Những chất lỏng này đều có chứa tanin, nicotin, vitamin, muối vô cơ, pectin và đường các loại có tác dụng diệt khuẩn, trợ tiêu hóa, cầm ỉa chảy, bổ sung dinh dưỡng... Hạn chế đưa vào chất béo, cố ít ăn hoặc không ăn thịt lợn, thịt gia cầm và nội tạng, những thức ăn loại này rất khó tiêu.

Kiêng ăn sống lạnh, cay, tránh những thức ăn có tác dụng kích thích dạ dày, ruột... Ăn những loại thức ăn có tác dụng trị liệu như hạt sen, đậu ván trắng, đại táo, gạo nếp, ngô, củ mài, vải, trứng chim cút, ý dĩ, sơn dược, phục linh... Trường hợp bị ỉa chảy nặng, nên dùng liệu pháp uống nước cơm cho thêm ít muối: Phương pháp là: Lấy 50g nước cơm đặc, cho thêm 1 lít nước, đun thành nước cơm loãng, cho thêm 3 - 4g muối, khi uống vẫn ăn uống với lượng bình thường, cứ 3 – 4 tiếng uống 1 lần.

Món ăn – thuốc chữa

Canh củ cải gạo rang: Gạo tẻ 25g, để lửa nhỏ rang hơi cháy, củ cải 1 củ, thái thành lát nhỏ. Cho gạo tẻ rang vào nước đun cho sôi, cho củ cải vào đun tiếp 15 phút nữa là được. Cho muối gia vị vào ăn.

Súp táo, sơn dược: Táo 1 quả, sơn dược tươi 1 đoạn, bóc vỏ, thái lát, đun nhừ nghiền thành xúp, chia ra 3 – 4 lần ăn hết.

Sữa hấp: Sữa bò 250ml, nước sôi 250ml, đường trắng 1 ít. Cho những thứ trên vào hòa đều, cho vào trong nồi áp suất hấp 10 phút là được.

Vỏ thạch lựu hạt ngô: Ngô 500g, vỏ thạch lựu 125g. Hai thứ nên rang cùng cho vàng rồi tán thành bột. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 – 10g (tùy theo độ tuổi lớn nhỏ mà mỗi lần uống mấy gam cho vừa).

Sơn tra cháy cơm: Cháy cơm vàng 500g, sơn tra rang vàng 60g, sơn dược 120g, sa nhân 30g. Những vị thuốc trên tán cùng thành bột nhỏ, mỗi lần uống 10g, hòa với đường trắng uống, mỗi ngày 2 lần.

Bạch quả trứng gà: Bạch quả nhân khô 15g, tán thành bột cho vào trong trứng gà. Sau đó để trứng gà dựng đứng trên giá sấy, đặt trên lửa nhỏ sấy chín là được. Mỗi ngày 1 lần, ăn ngay.

Bột hạt dẻ, hồng khô: Nhân hạt dẻ 15g, hồng khô nửa quả, 2 thứ trên cùng tán thành bột, quấy chín ăn, mỗi ngày chia làm 2 lần ăn.

Sữa tách bơ: Sữa bò 250ml đun sôi, hớt lớp váng bơ thì thành sữa tách bơ.

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo KH&ĐS
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top