Bấm huyệt cầm tiêu chảy

(khoahocdoisong.vn) - Muốn cầm tiêu chảy, lập tức dùng ngón tay bấm mạnh vào điểm hạ lỵ và không ngừng xoa bóp, bảo đảm lập tức có thể chế ngự ý muốn đi ngoài.

Tiêu chảy có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng, thần kinh... nhưng đa phần là do tiêu hoá kém. Thực phẩm khó tiêu hoá gây rối loạn trong ruột, kích thích niêm mạc ruột hoặc gây viêm ruột dẫn tới bệnh tiêu chảy. Dù tiêu chảy do tiêu hoá kém hay do thần kinh, khi trị liệu chỉ cần phục hồi chức năng nhu động của ruột trở lại bình thường là được.

Để cầm tiêu chảy, phương pháp có hiệu quả nhất là dùng ngón tay bấm vào huyệt hạ lỵ và không ngừng xoa bóp. 

Huyệt hạ lỵ,

Huyệt hạ lỵ,

Ngoài ra, còn có các huyệt đại tràng liên quan đến hoạt động của ruột già và thận huyệt nối liền với ruột non, đều là các huyệt có hiệu quả trong trị tiêu chảy.

Vùng kiện lý tam châm cũng có hiệu quả trị liệu đối với phòng tiêu chảy, thường xuyên xoa bóp vùng này, có thể thúc đẩy nhu động của ruột già, nâng cao sức hấp thụ.

Trường hợp tiêu chảy mạn tính, dùng huyệt hạ lỵ, thêm huyệt đại tràng và huyệt thận liên tục 2 - 3 ngày... vài ngày sau, phân sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Vị trí các huyệt.

Vị trí các huyệt.

Muốn trị tiêu chảy về sáng sớm, thêm huyệt mệnh môn.

Đôi khi do uống quá nhiều rượu cũng gây ra tiêu chảy, kích thích ba huyệt hạ lỵ, đại tràng và thận, chắc chắn sẽ trị khỏi triệu chứng này, giúp đại tiện bình thường trở lại.

Lưu ý: Dù trong trường hợp nào thì người bị tiêu chảy nhiều lần vẫn phải dùng biện pháp bù nước đầy đủ để tránh tình trạng mất nước nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em. 

Trong đa số trường hợp tiêu chảy thông thường, chỉ cần bù nước đầy đủ để cơ thể khỏi bị xáo trộn và tự điều chỉnh, trong một vài ngày chứng tiêu chảy có thể hết mà khỏi cần đến thuốc. 

Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, phân có máu, đàm; hoặc kèm theo nôn ói nhiều, nhất là ở trẻ em, thì nên đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top