Chữa sốt co giật bằng sừng tê giác, bé 22 tháng tuổi bị xanh tím toàn thân

Bé NKAD, 22 tháng tuổi (ngụ tại Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng toàn thân xanh tím, sốt, mệt mỏi sau khi uống bột được mài ra từ sừng tê giác.

<div> <div> <p>B&aacute;c sĩ Huỳnh Thị &Aacute;nh Tuyết, Khoa Hồi sức t&iacute;ch cực chống độc bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết&nbsp;sau khi thăm kh&aacute;m, chụp X-quang v&agrave; si&ecirc;u &acirc;m tim, c&aacute;c b&aacute;c sĩ cấp cứu loại trừ nguy&ecirc;n nh&acirc;n t&iacute;m to&agrave;n th&acirc;n l&agrave;&nbsp;do tim, phổi m&agrave;&nbsp;nghi ngờ b&eacute; bị ngộ độc.&nbsp;Ngay lập tức, b&eacute;&nbsp;được l&agrave;m x&eacute;t nghiệm m&aacute;u v&agrave;&nbsp;kết quả thật bất ngờ khi nồng độ Methemoglobin rất cao, l&ecirc;n đến 30% (trong khi b&igrave;nh thường nồng độ chất n&agrave;y trong hồng cầu chỉ từ 0-3%). C&aacute;c b&aacute;c sĩ nhận định.&nbsp;b&eacute; đ&atilde; bị t&igrave;nh trạng Methemoglobin m&aacute;u do uống bột sừng t&ecirc; gi&aacute;c. Rất may sau 5 ng&agrave;y điều trị, t&igrave;nh trạng ngộ độc của b&eacute; NKAD đ&atilde; thuy&ecirc;n giảm. B&eacute; được cai m&aacute;y thở, m&ocirc;i v&agrave; c&aacute;c đầu chi đ&atilde; hồng h&agrave;o trở lại.</p> <p>BS CK2 Nguyễn Văn Lộc, Trưởng khoa Hồi sức chống độc bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết Methemoglobin l&agrave; bệnh&nbsp;rối loạn m&aacute;u, kh&ocirc;ng c&ograve;n khả năng vận chuyển oxy, g&acirc;y thiếu oxy m&ocirc; d&ugrave; độ b&atilde;o h&ograve;a oxy trong m&aacute;u động mạch vẫn b&igrave;nh thường. T&igrave;nh trạng n&agrave;y xảy ra sau khi trẻ tiếp x&uacute;c với một số loại thuốc, h&oacute;a chất, thực phẩm...&nbsp; Nếu nồng độ Methemoglobin trong m&aacute;u tăng&nbsp;từ 15% - 30% sẽ&nbsp;g&acirc;y t&iacute;m m&ocirc;i v&agrave; đầu chi, ăn uống k&eacute;m, lừ đừ nhức đầu, ch&oacute;ng mặt;&nbsp;từ 30% - 50% c&oacute; thể g&acirc;y lơ mơ, mất &yacute; thức tạm thời, kh&oacute; thở&hellip; Khi nồng độ n&agrave;y tăng đến&nbsp;50%-70%, bệnh nh&acirc;n c&oacute; thể bị h&ocirc;n m&ecirc;, co giật, c&aacute;c vấn đề về thận hoặc nhịp tim bất thường. Tr&ecirc;n 70% thường g&acirc;y tử vong.</p> </div> <div> <p>B&aacute;c sĩ Nguyễn Văn Lộc khuyến c&aacute;o, hiện&nbsp; tr&ecirc;n mạng x&atilde; hội c&oacute; rất nhiều phụ huynh lan truyền th&ocirc;ng tin về c&ocirc;ng dụng chữa bệnh thần kỳ của sừng t&ecirc; gi&aacute;c. Tuy nhi&ecirc;n, cho đến nay&nbsp;khoa học chưa c&oacute; bất kỳ bằng chứng n&agrave;o cho thấy sừng t&ecirc; gi&aacute;c c&oacute; thể điều trị được bệnh sốt co giật v&agrave; c&aacute;c bệnh l&yacute; kh&aacute;c. V&igrave; thế, c&aacute;c bậc phụ huynh kh&ocirc;ng n&ecirc;n tin v&agrave;o những b&agrave;i thuốc đồn thổi, v&ocirc; căn cứ, c&oacute; thể g&acirc;y nguy hiểm đến t&iacute;nh mạng của con em m&igrave;nh.</p> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo baotintuc.vn
back to top