Máy làm sữa hạt 150.000 đồng: Dùng không được… vứt không nỡ

Máy làm sữa hạt được quảng cáo đa chức năng, nấu sữa ngũ cốc, cháo dinh dưỡng, xay đồ ăn dặm,..được thiết kế nhỏ gọn, lưỡi dao 6 cánh đều được làm bằng thép không gỉ, vỏ máy cách điện tuyệt đối nhưng chỉ có giá... 115.000 đồng.

Máy làm sữa hạt là dụng cụ nhà bếp có chức năng xay nấu đa dụng, hỗ trợ chế biến các loại sữa hạt bổ dưỡng, giúp chăm sóc sức khỏe gia đình. Sản phẩm có cấu tạo đơn giản, bao gồm: cối xay, motor máy, trục xoay, lưỡi dao, mâm nhiệt và bảng điều khiển được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, góp phần đảm bảo an toàn, cũng như duy trì thời gian sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên bên cạnh những mẫu máy làm sữa hạt của các thương hiệu lớn như Panasonic, UNIE, Sunhouse, Tefal...với giá bán lên tới vài triệu đồng, thị trường cũng xuất hiệu nhiều loại máy làm sữa hạt giá rẻ được rao bán trên các trang thương mại điện tử chỉ từ 115.000 đồng khiến nhiều người tiêu dùng phân vân về chất lượng.

Chị Mai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từng mua một chiếc máy làm sữa hạt với giá 115.000 đồng trên trang TMĐT, được quảng cáo đa năng 5in1, vận hành êm ái, siêu tĩnh lặng, thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, giữ nhiệt tốt, bao đổi trả 1:1,.... Tuy nhiên sau khi nhận hàng, chị vô cùng thất vọng.

“Nắp máy thì bị mẻ, vỏ ngoài móp méo, lưỡi dao không chắc chắn. Bật máy lên nấu thử thì máy kêu to, nấu mãi không nóng,... nhắn tin cho shop để đổi thì không trả lời”, chị Mai nói.

Dưới góc nhìn người bán hàng, chị Tuyết – Chủ cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng chính hãng tại Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Những loại đồ gia dụng giá rẻ bán trên mạng chủ yếu là hàng trôi nổi, hàng nhái để bắt trends thị trường nên không có giá trị sử dụng. Nếu người tiêu dùng thực sự muốn mua, hãy chọn những thương hiệu đồ gia dụng chính hãng, uy tín của Sunhouse, UNIE. Tuy giá hơi cao nhưng chắc chắn sẽ đáp ứng được những như cầu cao nhất".

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top