<p><strong>Vì sao thời tiết lạnh làm gia tăng bệnh hen suyễn?</strong></p> <p>Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ xuất hiện cơn hen và tỷ lệ nhập viện do cơn hen nặng của bệnh hen suyễn tăng vọt vào những đợt không khí lạnh tràn về nước ta. Các triệu chứng từ nhẹ như hơi khó chịu, thỉnh thoảng ho, khó thở, đến nghiêm trọng đe dọa tính mạng vì không thể thở, còn gọi ngạt trên cạn.</p> <p>Có hai thách thức cho những người bị bệnh hen suyễn trong mùa thu đông: Do họ ở trong nhà lâu và khi đi ra ngoài thì tiếp xúc với thời tiết lạnh khô. Khi bạn đang ở trong nhà, bạn có nguy cơ hít phải các yếu tố làm khởi phát cơn hen như nấm mốc, lông vật nuôi, bụi, khói than, khói bếp và khói thuốc lá. Còn khi ra khỏi nhà, người bệnh lại có thể đối diện với sự bùng phát cơn hen suyễn do hít phải không khí lạnh khô. Không khí lạnh khô làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn trong mùa thu đông, nhất là vào thời điểm có không khí lạnh tràn về.</p> <p><img alt="Tưa miệng - một tác dụng phụ thường gặp khi dùng steroid dạng hít kéo dài." src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/26/1_resize.jpg" title="Tưa miệng - một tác dụng phụ thường gặp khi dùng steroid dạng hít kéo dài." /></p> <p><em>Tưa miệng - một tác dụng phụ thường gặp khi dùng steroid dạng hít kéo dài.</em></p> <h2><strong>Các thuốc thường dùng trong bệnh hen suyễn</strong></h2> <p>Những người bị hen suyễn mạn tính thường sử dụng hai loại thuốc:</p> <p><em>Loại thứ nhất là thuốc giãn phế quản nhanh,</em> thường được sử dụng để ngăn chặn một đợt tấn công của bệnh hen suyễn, làm dịu nhanh các triệu chứng cấp tính do một cơn hen gây ra như khó thở. Thường là một loại thuốc dạng hít chứa chất chủ vận beta ngắn hoặc thuốc giãn phế quản, như albuterol làm giãn các cơ trơn của đường thở.</p> <p><em>Loại thứ hai là corticosteroid,</em> giúp kiểm soát và ngăn ngừa các đợt tái phát của bệnh hen suyễn, thường là corticoid dạng hít. Thuốc này hoạt động tương tự như cortisol, một hormon được sản sinh ra từ tuyến thượng thận trong cơ thể con người. Corticosteroid làm giảm tình trạng viêm, sưng và giảm sản sinh chất nhầy trong đường thở. Kết quả là đường hô hấp ít bị viêm và ít có khả năng phản ứng với các tác nhân gây hen suyễn, cho phép những người có các triệu chứng hen suyễn có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng đường thở, giúp ngăn ngừa các triệu chứng và các cơn hen suyễn tái phát. Corticosteroid thường được nhắc đến với cái tên viết tắt “steroid”.</p> <h2><strong>Thuốc steroid dạng hít và tác dụng phụ khi dùng kéo dài</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Các loại thuốc steroid dạng hít để kiểm soát bệnh hen suyễn thường là: beclomethasone dipropionate, budesonit, fluticasone và thuốc kết hợp steroid và một thuốc giãn phế quản kéo dài như budesonid/formoterol, fluticasone/salmeterol...</p> <p>Steroid dạng hít có ba dạng: Ống chứa liều xịt có sẵn (MDI), bột hít khô (DPI), và dung dịch xông khí dung.</p> <p>Tuy nhiên khi dùng loại thuốc này cần lưu ý tới những bất lợi do thuốc ó thể xảy ra như:</p> <p><em>Nhiễm nấm:</em> Bệnh tưa miệng, một nhiễm trùng nấm miệng, là tác dụng phụ thường gặp nhất của dùng kéo dài corticosteroid dạng hít. Bệnh nấm miệng có thể dễ dàng điều trị và thậm chí ngăn ngừa bằng cách rửa miệng sau khi hít thuốc xong, hoặc đôi khi bằng cách thay đổi kỹ thuật hít. Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Corticosteroid dạng hít không gây nhiễm nấm trong phổi.</p> <p><em>Khàn tiếng:</em> Một số người nhận thấy tiếng nói của họ trở nên khàn khàn khi dùng kéo dài corticosteroid dạng hít. Thông thường, vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách giảm liều, nhưng nếu giọng khàn khàn vẫn còn, nên tạm thời ngưng dùng corticosteroid dạng hít.</p> <p><em>Vết thâm tím:</em> Đôi khi vết thâm tím có thể xảy ra do dùng kéo dài corticosteroid dạng hít, nhưng theo nguyên tắc, các phản ứng phụ trên toàn cơ thể từ các loại thuốc này ít hơn nhiều so với các chất steroid dạng uống.</p> <p><em>Tăng cân:</em> Corticosteroid không gây ra sự tăng cân, nhưng chúng có thể làm tăng sự thèm ăn. Những người dùng corticosteroid nên cẩn thận trong việc kiểm soát lượng thức ăn ăn hàng ngày. Nếu bạn tăng cân trong thời gian dùng thuốc corticosteroid nên thông báo với bác sĩ điều trị.</p> <p><em>Các tác dụng phụ khác:</em> Có thể bao gồm lo lắng, buồn nôn, nhịp tim nhanh, mất hoặc tăng cảm giác thèm ăn. Những phản ứng phụ này ít phổ biến hơn và có nhiều khả năng được quan sát thấy với liều cao hơn của corticosteroid dạng hít.</p> <p>Có thể giải quyết các triệu chứng phụ này bằng cách thay đổi liều hoặc thay đổi thuốc hen suyễn khác. Với liều lượng đúng và sử dụng loại thuốc steroid dạng hít thích hợp, tác dụng phụ có thể được giữ ở mức tối thiểu. Hiện nay loại thuốc này vẫn là lựa chọn tốt nhất cho người hen suyễn khi điều trị trong thời gian dài liên tục.</p> <p>Ngoài việc dùng steroid dạng hít dự phòng, có các cách phòng ngừa hen suyễn đơn giản khi thay đổi thời tiết như: rửa tay bằng xà phòng, tiêm phòng cúm, tránh các loại khói gây kích thích hô hấp như khói than, nến, hương, khói thuốc lá, làm ấm người trước khi ra ngoài trời lạnh, che kín miệng và tránh hít thở không khí lạnh, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên, tập thể dục trong nhà, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tránh mất nước.</p> <p><strong>TS.BS. Lê Thanh Hải</strong></p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Lưu ý khi dùng thuốc steroid dạng hít dự phòng hen suyễn
Không khí lạnh tràn về là điều kiện thuận lợi làm bùng phát các đợt hen suyễn cấp ở người bệnh hen suyễn. Để phòng ngừa các đợt bùng phát này người bệnh cần dùng thuốc phòng ra sao?
Gừng là vị thuốc bổ trong mùa đông nhưng 7 nhóm người này không nên ăn
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, gừng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
Cảnh báo biến cố tim mạch mùa lạnh
Khi thời tiết chuyển sang lạnh, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực, và nhồi máu cơ tim gia tăng đáng kể.
Người đàn ông bị đinh sắt 5cm đâm xuyên thủng xương sọ
Khi xảy ra tai nạn lao động cần khẩn trương sơ cứu và đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế có uy tín để xử trí kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương gây nguy hiểm cho người bệnh.
3 phút "thần tốc" cứu sống sản phụ và thai nhi bị sa dây rốn
Nỗ lực phẫu thuật trong 3 phút, các bác sĩ đã cứu sống thai nhi 37 tuần ngôi ngang, vỡ ối, sa tay, sa dây rốn ra ngoài âm đạo và suy thai cấp.
Đau gót chân uống thuốc không khỏi, đi khám phát hiện viêm xương tủy
Viêm xương tủy xương là tổn thương nhiễm khuẩn của xương. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào xương.
Mổ thành công gãy phức tạp đầu xương chày – gãy Pilon
Gãy Pilon là loại là loại gãy khó, thương tổn xương khớp phức tạp ảnh hưởng lớn tới chức năng của cẳng chân và khớp chày sên, một khớp chịu lực quan trọng của cơ thể.
Con bướm chết trong tai người phụ nữ gây viêm, sung huyết
Khi bị côn trùng chui vào trong tai, nếu nó còn sống thường vùng vẫy, ngọ nguậy, thậm chí cắn khiến tai chảy máu, phù nề, thủng màng nhĩ, nhiễm trùng lâu ngày dẫn đến viêm tai giữa.
Chủ quan với rốn lồi, người đàn ông nhập viện cấp cứu
Người bệnh thoát vị rốn thường có biểu hiện ban đầu là rốn lồi, phồng vùng rốn lên, sau một thời gian thì chỗ thoát vị bị phồng nhiều hơn do ruột, mạc nối bên trong ổ bụng chui ra ngoài dẫn đến hiện tượng nghẹt khiến đau bụng.
Gắp giun dài 14 cm trong mắt người phụ nữ
Người phụ nữ 68 tuổi nhập viện trong tình trạng khó chịu ở mắt trái với các triệu chứng như cộm, nóng rát, ngứa ngáy kéo dài,... Qua thăm khác, bác sĩ phát hiện giun dài 14 cm đang ngoe nguẩy trong mắt người bệnh.
Sốc phản vệ sau khi ăn tôm, bác sĩ mách cách phòng tránh
Dị ứng là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân như thực phẩm, thuốc, hay côn trùng đốt. Các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở,... thậm chí gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.
Cảnh báo biến chứng nguy hiểm viêm phổi, suy hô hấp do cúm mùa
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.